Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Tú trong văn bản “Người bạn mới”

NGƯỜI BẠN MỚI

Buổi học hôm nay có chuyện “hay” quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ:

- Mẹ ơi! Lớp con có một thằng…

Mẹ ngẩng lên:

- Sao lại thằng?

Tú vẫn hớn hở:

- Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm!

Mẹ nhìn em:

- Buồn cười làm sao?

- Hí hí! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ!

 Mẹ hỏi:

- Áo con gái thế nào?

Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái “thằng ấy” mới xin chuyển về, vào lớp 5C của con, nó mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo len thì lại cổ lá sen. Kiểu cổ áo của con gái. Thế có buồn cười không?

- Cái thằng ấy, mẹ ạ…

Mẹ lắc đầu:

- Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được gọi bạn là thằng nọ thằng kia. Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi thế?

Tú lúng túng:

- Con… con cũng chưa biết ạ!

- Không biết một tí gì hết?

Tú ngần ngừ, rồi thưa:

- Nó dát lắm mẹ ạ. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi.

Nghe Tú nói, vẻ mặt mẹ vẫn không vui. Mẹ nhìn em có ý trách:

- Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc là: bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì?

- Là Nam. Phó Văn Nam mẹ ạ. Buồn cười quá cơ!

- Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé!

Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi. Ngay bài toán tập đầu tiên làm ở lớp mới, không cần phải hỏi bạn ngồi bên cạnh, không xem bài của ai, cậu ấy đã được hẳn mười điểm. Mà chữ viết nữa chứ, rất đẹp.

Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. Đến cái ti vi, bố mẹ cậu ấy cũng không có tiền để mua. Nam phải chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây giờ cơ quan mới chia nhà cho. Trước đây là đi ở nhờ. Bố mẹ Nam có hai con. Chị Nam là con gái, áo quần mặc chật từ lúc bé, có cái nào mẹ lại mặc cho Nam. Mặc ở nhà và mặc ở trong cũng được. Mẹ Nam bảo Nam là: Bộ mặc ở ngoài thì cần phải đúng là của con trai. Lớn hơn nữa, thì thôi. Giờ còn bé thì mặc tạm. Mẹ sẽ dành tiền may cho Nam. Thương mẹ vất vả, nên Nam đã vâng lời. Tú nghe bạn kể mà thương bạn. Mặc áo thừa của chị, mà vẫn học giỏi, lại biết thương mẹ, chứ không đua đòi, thấy ai có cái gì cũng muốn có theo.

Ngay hôm đó, về nhà Tú khoe:

- Mẹ ơi! Bạn Nam ấy, hay lắm mẹ ạ!

Mẹ hỏi:

- Hay làm sao?

- Bạn ấy là học sinh giỏi và … ngoan, mẹ ạ!

Mẹ nhìn em. Ánh mắt mẹ cười vui…

(Phong Thu - Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)

Lựa chọn đáp án đúng: 

 

Câu 6. Văn bản “Người bạn mới” muốn ca ngợi điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.

B. Lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ.

C. Lòng yêu thương, cảm thông chia sẻ.

D. Sự giản dị, chịu thương chịu khó.

Câu 7. Câu nào sau đây có trạng ngữ?

A. Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi.

B. Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé!

C. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi.

D. Mẹ nhìn em.

Câu 8. Phương án nào nêu đúng nhất nhiệm vụ của trạng ngữ đã xác định được ở câu hỏi 7?

A. Chỉ thời gian

B. Chì mục đích

C. Chỉ địa điểm

D. Chỉ phương tiện

Trả lời câu hỏi:

Câu 9. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Tú trong văn bản “Người bạn mới”.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….Câu 10. Trong cuộc sống, khi bị bạn bè hiểu lầm, em sẽ ứng xử như thế? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
173
2
4
Kly
08/05/2023 22:25:24
+5đ tặng

Câu 6. Văn bản “Người bạn mới” muốn ca ngợi điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.

B. Lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ.

C. Lòng yêu thương, cảm thông chia sẻ.

D. Sự giản dị, chịu thương chịu khó.

Câu 7. Câu nào sau đây có trạng ngữ?

A. Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi.

B. Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé!

C. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi.

D. Mẹ nhìn em.

Câu 8. Phương án nào nêu đúng nhất nhiệm vụ của trạng ngữ đã xác định được ở câu hỏi 7?

A. Chỉ thời gian

B. Chì mục đích

C. Chỉ địa điểm

D. Chỉ phương tiện

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×