Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
UBND QUẬN LÊ CHÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2022-2023
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Lưu ý : Đề thi gồm 02 trang. Học sinh làm bài vào tờ giấy thi.
I. Phần Đọc – Hiểu (6,0 điểm)
* . Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy dẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(https://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html)
* . Lựa chọn và ghi lại chữ cái trước phương án trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu :
A. Văn bản thông tin B. Văn bản miêu tả
C. Văn bản tự sự D. Văn bản nghị luận
Câu 2. Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) gồm :
A. Phép thế, phép nối.
B. Phép lặp, phép thế.
C. Phép nối, phép lặp.
D. Phép liên tưởng, phép lặp.
Câu 3. Hai hình ảnh “hạt giống tốt đẹp” và “cỏ dại xấu xa” trong đoạn trích trên có ý nghĩa :
A. Nhân hóa, diễn tả tính cách của con người.
B. Ẩn dụ, tượng trưng cho thái độ, cách sống của con người.
C. So sánh, miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của con người.
D. Hoán dụ, chỉ phẩm chất cao quý của con người.
Câu 4. Theo đoạn trích (đoạn 1,2), nếu sống buông trôi, thiếu hiểu biết thì sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
A. Cuộc đời sẽ gặp nhiều khó khăn, không đạt được những mục tiêu đã đặt ra, luôn cảm thấy lẻ loi, đơn độc.
B. Cuộc đời sẽ gặp nhiều thất bại thảm hại; rơi vào trạng thái sống hoài, sống phí, bị xã hội xa lánh.
C. Cuộc đời sẽ tăm tối, rơi vào trạng thái bế tắc; bị mọi người xa lánh, sống mòn mỏi trong sự cô đơn.
D. Cuộc đời sẽ phải trả giá bằng “những u ám, tối tăm, tiêu điều hoang vắng, cỏ dại lan tràn”.
Câu 5. Điều tác giả muốn gửi gắm qua đoạn văn (2) là :
A. Mọi thành công đều dựa vào nỗ lực của chính bản thân, không nên trông chờ, ỷ lại vào người khác.
B. Cuộc sống quanh ta có biết bao điều đáng quý, đáng trân trọng.
C. Vẻ đẹp tâm hồn của ta được quyết định bằng sự nỗ lực của chính bản thân ta, không phải do người khác mang lại.
D. Cuộc sống quanh ta do ta tự tạo nên.
Câu 6. Theo đoạn trích (đoạn 3), một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh, mang lại cho ta điều gì ?
A. bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui, và hạnh phúc hơn nhiều.
B. bạn sẽ sống hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.
C. bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghĩa và đáng sống.
D. bạn sẽ có nhiều năng lượng tích cực để sống có ích.
Câu 7. Nghĩa thuật ngữ của từ “hạnh phúc” là
A. được ăn ngon, mặc đẹp, mọi người yêu quý.
B. một trạng thái cảm xúc tích cực được biểu thị bằng cảm giác vui
C. cuộc sống sung túc, tinh thần thoải mái.
D. được làm những điều mình thích, sống thoải mái theo ý mình.
*. Trả lời câu hỏi (Từ câu 8 – câu 9) :
Câu 8. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người ?
Câu 9. Từ nội dung của văn bản trên, em sẽ làm gì để có một tâm hồn đẹp ?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Giới thiệu luật lệ một trò chơi dân gian mà em ấn tượng nhất.
----------------- Hết ------------------
(Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
1 Xem trả lời
241