Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

đường lối mà Đảng ta đề ra từ năm 1946 đến năm 1954

đường lối mà đảng ta đề ra từ năm 1946 đến năm 1954
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
47
2
0
Phùng Minh Phương
12/05/2023 18:34:56
+5đ tặng

Nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946 đến năm 1954 được thể hiện như sau: 

-  Về mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng tháng tám là " Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập"

- Về tính chất kháng chiến: Trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến

- Nhiệm vụ kháng chiến: " Cuộc kháng chiến này chính là cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới"

- Phương châm kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện  kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

+ Kháng chiến toàn dân là gì? Kháng chiến toàn dân tức là  “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc,  bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”,  thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại  giao. Về chính trị thì thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa  bình.  Còn về quân sự thì ta thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu  diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến,  đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến  lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”. Về kinh tế thì tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng. Về văn hóa thì phải xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. Về ngoại giao thì phải thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt  Nam độc lập,…

-+ Kháng chiến lâu dài là vì chúng ta không đủ nhân lực và vật lực để tiến hành đánh nhanh với địch. Bên cạnh đó còn là nhằm chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Đanh lâu dài để chúng ta có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị kỹ càng

+ Dựa vào sức mình: Muốn đi đến kháng chiến thắng lợi thì chúng ta không còn cách nào khác là dựa vào chính sức lực của bản thân mình, chỉ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước khác khi cảm thấy đủ điều kiện( cần thiết). 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kly
12/05/2023 18:36:04
+4đ tặng
Mục đích của kháng chiến

Sự kế tục và phát triển của sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám – “Đánh đuổi thực dân Pháp phản động – Giành độc lập thống nhất”.

Bản chất kháng chiến

“Một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình”. “Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, cuộc chiến tranh chính nghĩa. Nó mang tính phổ biến, toàn diện và lâu dài ”.. Đó là một cuộc kháng chiến mang tính chất dân chủ mới và giải phóng dân tộc.

Phương châm kháng chiến

Tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mình là chính, tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài.

Kháng chiến của nhân dân

Hãy biến mỗi người dân trở thành một chiến sĩ, mỗi ngôi làng trở thành một pháo đài. “Bất kỳ đàn ông hay phụ nữ không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, già trẻ lớn bé. Nếu là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp. ”Hãy biến mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

Kháng chiến toàn diện

Đánh thắng địch về mọi mặt: ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa.

Kháng chiến lâu dài

Kháng chiến lâu dài chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp. Từ đó mới phát huy được yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của nước ta. Có cơ hội chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch sang chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

Dựa vào sức mình

“Phải tự túc, tự túc về mọi mặt”. Việt Nam hiện bị bao vây tứ phía. Nước ta phải tự túc vì chưa được nước nào giúp đỡ. Ngay cả trong tương lai, khi các quốc gia nhận được sự giúp đỡ từ các quốc gia khác, thì họ cũng không nên ỷ lại.

Triển vọng kháng chiến

Dù còn lâu dài, gian khổ, khó khăn nhưng thắng lợi là điều chắc chắn.

Kly
chấm 5 đ nhé
1
0
Rin
12/05/2023 18:36:50
+3đ tặng

 Trình bày và nhận xét được tình hình nước Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945;

– Đánh giá được những biện pháp xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946.

– Trình bày và nhận xét được những diễn biến chính của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946.

– Tóm tắt được quan hệ của Việt Nam đối với Pháp từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946.

– Phân tích được hoàn cảnh lịch sử và nội dung Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12 – 12 – 1946) và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19 – 12 – 1946) của Hồ Chí Minh.

– Tóm tắt được nội dung kháng chiến toàn diện trong giai đoạn từ tháng 12 – 1946 đến năm 1950.

– Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

– Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng trong việc mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950; diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.

– Trình bày được nội dung xây dựng hậu phương kháng chiến từ năm 1951 đến năm 1954; phân tích được ý nghĩa của việc xây dựng hậu phương.

– Phân tích được âm mưu và thủ đoạn mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ thể hiện trong kế hoạch Na-va.

– Tóm tắt được diễn biến và phân tích được ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

– Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.

– Phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Giải thích được các khái niệm, thuật ngữ lịch sử: Bình dân học vụ, tối hậu thư, hiệp định, kháng chiến trường kì, tự lực cánh sinh, hậu phương, vùng tự do, vùng du kích, vùng tạm chiếm, chiến dịch, tiến công chiến lược.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×