Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích bài thơ“ Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điểm để làm sáng tỏ nhận định trên

Câu 2 ( 12.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “ Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm là
hình ảnh những người lính mang trong mình lí tưởng cao đẹp dù hoàn cảnh chiến
đấu có khó khăn, thiếu thốn nhưng các anh vẫn sáng lên vẻ đẹp của sự lạc quan,
dũng cảm và lòng yêu nước sâu sắc.”
Hãy phân tích bài thơ“ Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điểm để làm
sáng tỏ nhận định trên.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.271
2
2
Tr Hải
14/05/2023 21:01:40
+5đ tặng

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ là những con người còn trẻ tuổi, trẻ lòng vì “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Dẫu vậy, họ vẫn mang trong trái tim nhiệt huyết, lí tưởng để xung phong vào chiến trường khốc liệt. Đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Sự hi sinh của họ dường như đã hóa thành bất tử, họ sống mãi với tuổi thanh xuân đẹp đẽ, sống mãi cùng mùa xuân của vũ trụ. Qua đây, tác giả còn muốn thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
2
Bảo Yến
14/05/2023 21:02:13
+4đ tặng
Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Tác phẩm thể thiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn,… với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình”, “Anh ngồi lặng lẽ”,… trước sự ra đi của người lính trẻ “Chưa một lần yêu… Còn mê thả diều”. Hình ảnh anh bộ đội bình dị, thân quen với màu áo xanh, ba lô con cóc, làn da sốt rét và đặc biệt là “Cái cười hiền lành” khiến nỗi tiếc thương càng thêm sâu sắc. Nhưng bài thơ không để lại cảm giác bi thương, nặng nề nhờ cách tác giả cảm nhận và khắc họa hình tượng người chiến sĩ đã hi sinh. Anh vẫn ở bên đồng đội trên con đường chiến đấu: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Anh hóa thân vào sắc hoa rực rỡ, màu suối biếc xanh, vào vóc dáng núi non hùng vĩ. “Ngày xuân ngọt lành” của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Những cảm xúc đẹp đẽ đọng lại trong tâm hồn người đọc còn được nhân lên từ hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhan đề Đồng dao mùa xuân, nhịp điệu của thể thơ bốn chữ, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh… mang đến cho tác phẩm giọng điệu tươi trẻ của một khúc đồng dao. Người đọc tưởng như nghe vang lên đâu đây lời hát của những đứa trẻ hồn nhiên, tung tăng trên những cánh đồng quê, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình được các anh bảo vệ, gìn giữ. Những sắc màu tươi đẹp: núi xanh, tấm áo màu xanh, mai vàng, suối biếc và sức sống bất diệt của mùa xuântuổi thơ, ngày xuân cứ ngời lên bất chấp khói lửa, đạn bom. Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ để làm nên đất nước muôn đời.
1
0
Trầnn Tiếns Quangg
18/10/2023 18:29:45

"Đồng dao mùa xuân" là một trong những bài thơ mang đậm dấu ấn sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. Tác phẩm được viết vào tháng 12 năm 1994. Bài thơ như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính qua cái nhìn đầy suy tư, sâu lắng của con người thời bình. Qua đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ biết ơn, tri ân đối với những người đã có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chủ đề tác phẩm được thể hiện ngay từ nhan đề. Trước hết, để có thể hiểu được ý nghĩa tên văn bản, chúng ta cần cắt nghĩa từ "đồng dao" và "mùa xuân". Đồng dao là những câu hát của trẻ em khi đi chăn trâu, làm đồng. Còn mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, khoảng thời gian vạn vật, trời đất giao hòa, sinh sôi, nảy nở. Như vậy, đồng dao mùa xuân là câu hát về mùa xuân. Tuy nhiên trong bài thơ, cụm từ "Đồng dao mùa xuân" được hiểu theo nghĩa: khúc hát đồng dao về tuổi trẻ của những người lính xông pha ra trận để mang đến sự tự do, độc lập cho đất nước. Đây là khúc tráng ca ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ.

Trước lúc rời xa quê hương, họ là những người lính vô tư, hồn nhiên khi "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Trong không khí chung của thời điểm cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ, người lính nghe theo tiếng gọi lí tưởng và tự nguyện "đi vào núi xanh". Năm tháng chiến đấu diễn ra liên miên, rất nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trước "mưa bom bão đạn của kẻ thù". Hàng ngày, hàng giờ, vẫn còn đó những chàng trai trẻ xung phong ra chiến trận dù biết trước chưa chắc có ngày về. Họ để lại tuổi xuân, niềm mộng mơ, yêu thích của riêng mình để ra đi bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, hiện thực khốc liệt nơi chiến trường đã cướp lấy mạng sống của anh "Một lần bom nổ/ Khói đen rừng chiều". Ngày đất nước hòa bình, người người nhà nhà được tề tựu, quây quần bên nhau thì "Mười, hai mươi năm/ Anh không về nữa". "Mười, hai mươi năm" là những con số cụ thể cho thấy thời gian dài đằng đẵng. Anh vĩnh viễn gửi lại tuổi thanh xuân nơi núi rừng Trường Sơn sâu thẳm "Anh vẫn một mình/ Trường Sơn núi cũ".

Câu thơ "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo"này mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc: anh rời xa trần thế nhưng cái chết của anh trở thành ngọn lửa bất diệt, soi sáng ý chí, tinh thần cho đồng đội. Thân thể không còn song những hình ảnh về "Ba lô con cóc/ Tấm áo mùa xanh/ Làn da sốt rét" của anh vẫn luôn in sâu trong trí nhớ đồng đội. Cơn sốt rét rừng đã trở thành nỗi ám ảnh với biết bao người lính năm ấy. Căn bệnh "quái gở" khiến cho làn da vàng vọt, xanh xao. Chẳng phải nhà thơ Quang Dũng cũng chẳng từng đề cập trong bài thơ "Tây Tiến" hay sao?

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm."

Dù trong tình cảnh hiểm nghèo, khó khăn mọi mặt nhưng người lính vẫn nở nụ cười hiền từ, lạc quan. Nụ cười ấy như tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho những người đồng đội "đói khổ có nhau". Khổ thơ "bi" mà cũng hào hùng, tráng lệ vô cùng!

Sau ngần ấy năm, người lính hóa thân vào đất trời với dáng ngồi lặng lẽ. Từ "lặng lẽ" như phảng phất một nỗi buồn sâu kín song cũng gợi cho ta liên tưởng về tư thế uy nghiêm, kiên định. Mùa xuân tiếp tục xuất hiện thông qua biện pháp hoán dụ "mai vàng". Cả hai dòng thơ "Anh ngồi lặng lẽ/ Dưới cội mai vàng" đem đến hình dung về hình ảnh người lính đang ngồi canh giữ và hướng mắt về đất nước thân yêu. Ở những câu thơ tiếp theo "Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian" có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là nỗi nhớ thương nhân gian của người lính. Còn cách hiểu thứ hai là nỗi nhớ thương về những người con anh dũng của đồng bào. Dẫu hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ vẫn thắm nồng tình cảm quân dân "Lòng anh và lòng tôi/ Mang nặng tình cá nước..." ("Cá nước" - Tố Hữu). Trong khổ thơ tiếp theo, hình ảnh người lính hiện lên thật thơ mộng:

"Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non..."

Người chiến sĩ âm thầm cống hiến, âm thầm hi sinh. Anh ra đi để lại mùa hoa rực rỡ. Dáng hình anh đã "hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất nước muôn đời...". Tuổi xuân của anh đã hòa cùng mùa xuân của đất nước "Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành".

Bằng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, biện pháp điệp cấu trúc "Có một người lính", "Anh không về nữa", hoán dụ "mai vàng", ẩn dụ "ngọn lửa", so sánh "mắt như suối biếc" cùng hình ảnh thơ trong sáng, ngôn từ bình dị, nhà thơ đã đem đến cho người đọc sự biết ơn đối với thế hệ cha ông. Chính họ đã làm nên mùa xuân hòa bình, độc lập cho đất nước, nhân dân.

Có thể nói, bài thơ là khúc hát chứa chan tình cảm của nhà thơ đối với những người lính đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc ngày hôm nay. Từ đây, chúng ta cần trân trọng và ghi nhớ công lao to lớn ấy. Mỗi người hãy bồi dưỡng, vun đắp những lí tưởng cao đẹp để cùng chung tay xây dựng, phát triển đất nước.của họ.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×