1. Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực học đường. Cũng như các tệ nạn xã hội khác, bạo lực học đường có những dấu hiệu đặc trưng tiềm ẩn hoặc biểu hiện qua các ứng xử hằng ngày giữa học sinh với nhau.
2. Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường. Phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Trẻ sẽ biết phân định đâu là đúng - sai, tốt - xấu.
3. Kỹ năng hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn nhằm phòng chống bạo lực học đường. Biết tham gia vào các nhóm bạn khác nhau như nhóm bạn học tập, nhóm bạn học tiếng Anh, nhóm bạn chơi thân…
4. Kỹ năng làm chủ và ứng phó với hệ lụy do bạo lực học đường. Học sinh các cấp trung học cơ sở và đầu trung học phổ thông thì hoạt động chủ đạo là thiết lập các mối quan hệ bạn bè. Các em rất coi trọng tình cảm trong tình bạn. Một chút bất hòa cũng làm cho chúng “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí rơi vào trạng thái stress.
5. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi bị bạo hành. Học sinh ở giai đoạn này thường cảm xúc của chúng chưa ổn định, dễ bị xáo trộn, dễ bị kích động dẫn đến “làm càn”, hoặc bị trầm cảm quá mức dẫn tới hành vi tiêu cực tự tổn thương, tự sát… Học sinh nếu bị rơi vào thế bị bạo lực (bị ức hiếp, tẩy chay, bị đánh đập) sẽ bế tắc, không kiểm soát được mình, dẫn tới hậu quả xấu.
6. Kỹ năng xử lý tình trạng khẩn cấp, bất thường khi xảy ra bạo lực học đường. Biết cầu cứu khi đối mặt với nguy cơ bạo lực học đường, đừng bao giờ để mình rơi vào thế bí, trở thành nạn nhân của những cuộc hành hung. Cũng đừng nghĩ rằng chúng sẽ đánh mình cảnh cáo chứ không dám quá tay.