I. Phần Đọc Hiểu
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu :
Ở xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng, ngoài Lật Dương còn có Lật Khê, Chính Nghị và Lêu vốn có nghề dệt chiếu cói. Nhưng bây giờ thì chỉ còn Lật Dương duy trì nghề truyền thống này.
Trước năm 1990, huyện Tiên Lãng cùng với huyện Vĩnh Bảo kề bên là vùng cói lớn không những của thành phố Hải Phòng mà còn của cả miền duyên hải Bắc Bộ. Chỉ kể hai cơ sở chuyên canh là nông trường Vinh Quang (Tiên Lãng) và nông trường Trấn Dương (Vĩnh Bảo) đã có gần 2.000 ha. Cũng trên địa bàn hai huyện còn có hai xí nghiệp chế biến cói, trang bị khá hiện đại, mỗi năm sản xuất hàng vạn sản phẩm từ cói như chiếu, thảm, bao manh, làn, bị cói… thu hút hàng nghìn lao động. Ðã một thời, bao manh cói, làn, bị cói được coi là “mốt” đóng gói hàng vận chuyển xa và đồ xách tay tiện lợi của các bà, các chị nội trợ. Còn chiếu cói thì khỏi nói, có nhà nào lại không mỗi năm mua một, hai đôi về trải giường, nhất là khi Tết đến muốn có chiếc chiếu hoa. Còn bây giờ, hàng ni-lông xâm nhập vào tất cả, từ chiếc làn đi chợ, túi đựng đồ đến bao bì đóng hàng, và dĩ nhiên không loại trừ cả chiếc chiếu trải giường làm bằng ni-lông bày bán đầy dãy ở các siêu thị. Vậy thì cói và nghề dệt chiếu cói ra sao?
Làng nghề Lật Dương, xã Quang Phục có từ thế kỷ XVII với sản phẩm chiếu cói được trong và ngoài thành phố biết đến. Doanh thu hàng năm của làng nghề có thời đạt từ 10 – 12 tỷ đồng/ năm. Tuy nhiên, vài năm gần đây, làng nghề đứng trước những khó khăn về vốn, nguyên liệu để phục vụ sản xuất.
Trước đây cuộc sống của bà con trong làng khấm khá lên nhờ nghề truyền thống, sản phẩm được tiêu thụ khắp trong và ngoài thành phố. Việc phát triển làng nghề đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho đại bộ phận người dân. Được biết, tầm tháng 7- 8 âm lịch là thời điểm các hộ dân đi thu mua cói ở các bãi, vùng trong và ngoài thành phố về sản xuất. Tuy nhiên hiện nay ở một số địa phương ven biển, diện tích cây cói bị phá bỏ để khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản đã đẩy nguồn nguyên liệu khan hiếm và giá thành cao. Vì vậy, tại thời điểm này, các hộ dân trong thôn luôn sản xuất cầm chừng với tâm lý sợ hết nguyên liệu.
Ngoài việc thiếu nguyên liệu, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất cũng còn hạn hẹp. Được công nhận là làng nghề từ năm 1999 với việc thành lập HTX làng nghề chiếu cói Lật Dương nhưng sự đầu tư cho trang thiết bị phục vụ sản xuất ở đây vẫn lạc hậu. Thực tế cho thấy, đại bộ phận các hộ khi đi mua cói đều phải vay tiền ngân hàng, thậm chí bán cả tài sản lấy tiền mua nguyên liệu về làm.
Trước thử thách nghiệt ngã của cơ chế thị trường, không biết bao nhiêu người ở bao nhiêu nơi đã bỏ nghề dệt chiếu, thì người Lật Dương chẳng những giữ được nghề, mà còn đưa nó thành thương hiệu “Chiếu cói Lật Dương” nổi tiếng khắp vùng Hải Phòng, Hải Dương, ra tới Quảng Ninh, lên tận Bắc Ninh, Bắc Giang. Sau một thời gian dài mai một, giờ đây làng nghề dệt chiếu cói Lật Dương xã Quang Phục (huyện Tiên Lãng) đã trở lại không khí nhộn nhịp, tạo sắc thái mới cho một làng nghề dệt chiếu duy nhất ở thành phố hiện nay” ....
(Trích “Làng nghề chiếu cói Lật Dương” 1/10/2020, http://lienminhhtxhaiphong.org.vn/)
* Lựa chọn và ghi lại chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất vào bài làm của em (Từ câu 1 – câu 8)
Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản chứa phần trích trên là :
A. Văn bản tự sự. B. Văn bản thông tin.
C. Văn bản miêu tả. D. Văn bản nghị luận.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo phần trích, làng nghề truyền thống Lật Dương, xã Quang Phục có từ thời gian nào ?
A. Trước năm 1990 B. Trước thế kỷ XVII
C. Từ thế kỷ XVII D. Chưa xác định được thời gian.
Câu 3. Trước năm 1990, những sản phẩm được sản xuất từ cói gồm có:
A. Chiếu, thảm, bao manh, làm, bị cói
B. Làn cói, bao manh, bị cói
C. Chiếu cói, thảm cói, bị cói
D. Chiếu cói, bị cói, làn cói
Câu 4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy ?
A. Nhộn nhịp B. Thị trường C. Bao bì D. Thu hút
Câu 5. Hãy điền tên các làng nghề truyền thống sau: tạc tương, cau, mắm, đúc vào dấu ... sao cho phù hợp với từng địa danh của thành phố Hải Phòng
A. ... Cát Hải B. ... Cao Nhân C. ... Mỹ Đồng D. ... Bảo Hà
Câu 6. Chức năng của trạng ngữ trong câu : “Tuy nhiên, vài năm gần đây, làng nghề đứng trước những khó khăn về vốn, nguyên liệu để phục vụ sản xuất. ”
A. Chỉ nguyên nhân B. Chỉ địa điểm C. Chỉ mục đích D. Chỉ thời gian
Câu 7. Biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “Đã một thời, bao manh cói, làn, bị cói được coi là “mốt” đóng gói hàng vận chuyển xa và đồ xách tay tiện lợi của các bà, các chị nội trợ.” có tác dụng gì ?
A. Cho thấy các làng nghề truyền thống rất được ưa chuộng và phát triển trong đời sống xã hội.
B. Cho thấy nghề trồng cói ở Tiên Lãng rất được ưa chuộng và phát triển trong đời sống xã hội.
C. Cho thấy các sản phẩm làm từ cói rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội.
D. Cho thấy các sản phẩm làm từ cói được ưa chuộng và là mặt hàng nhập khẩu quan trọng trong đời sống xã hội.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản chứa phần trích trên là :
A. Văn bản tự sự. B. Văn bản thông tin.
C. Văn bản miêu tả. D. Văn bản nghị luận.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo phần trích, làng nghề truyền thống Lật Dương, xã Quang Phục có từ thời gian nào ?
A. Trước năm 1990 B. Trước thế kỷ XVII
C. Từ thế kỷ XVII D. Chưa xác định được thời gian.
Câu 3. Trước năm 1990, những sản phẩm được sản xuất từ cói gồm có:
A. Chiếu, thảm, bao manh, làm, bị cói
B. Làn cói, bao manh, bị cói
C. Chiếu cói, thảm cói, bị cói
D. Chiếu cói, bị cói, làn cói
Câu 4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy ?
A. Nhộn nhịp B. Thị trường C. Bao bì D. Thu hút
Câu 5. Hãy điền tên các làng nghề truyền thống sau: tạc tương, cau, mắm, đúc vào dấu ... sao cho phù hợp với từng địa danh của thành phố Hải Phòng
A. . tạc tương.. Cát Hải B. .mắm.. Cao Nhân C. .đúc.. Mỹ Đồng D. .cau,.. Bảo Hà
Câu 6. Chức năng của trạng ngữ trong câu : “Tuy nhiên, vài năm gần đây, làng nghề đứng trước những khó khăn về vốn, nguyên liệu để phục vụ sản xuất. ”
A. Chỉ nguyên nhân B. Chỉ địa điểm C. Chỉ mục đích D. Chỉ thời gian
Câu 7. Biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “Đã một thời, bao manh cói, làn, bị cói được coi là “mốt” đóng gói hàng vận chuyển xa và đồ xách tay tiện lợi của các bà, các chị nội trợ.” có tác dụng gì ?
A. Cho thấy các làng nghề truyền thống rất được ưa chuộng và phát triển trong đời sống xã hội.
B. Cho thấy nghề trồng cói ở Tiên Lãng rất được ưa chuộng và phát triển trong đời sống xã hội.
C. Cho thấy các sản phẩm làm từ cói rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội.
D. Cho thấy các sản phẩm làm từ cói được ưa chuộng và là mặt hàng nhập khẩu quan trọng trong đời sống xã hội.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |