Liệt nửa người là tình trạng giảm hoặc mất khả năng vận động ở một chân và một tay cùng bên. Có thể chia liệt nửa người thành 2 dạng:
- Liệt bẩm sinh: thai nhi bị tổn thương não từ thời kỳ bào thai hoặc trẻ sơ sinh bị tổn thương não ngay từ lúc chào đời.
- Liệt mắc phải: liệt do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra.
1.2. Vì sao bị liệt nửa người?
Liệt nửa người không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng nhiều người không biết nguyên nhân gây liệt nửa người là gì. Thực chất, tình trạng này xuất phát từ rất nhiều lý do, điển hình như: xuất huyết não, bệnh về não và mạch máu não khiến cho quá trình vận chuyển máu đến não bị gián đoạn. Không chỉ có vậy, chấn thương gây tổn thương não cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây liệt nửa người.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân chính gây ra liệt nửa người
Ngoài ra, có một số nguyên nhân ít cấp tính khác cũng góp phần khiến cho nhiều người bị liệt nửa người: áp xe não, khối u, đa xơ cứng, viêm não, viêm màng não,... Ở những bệnh nhân liệt bán thân, vùng tổn thương thường hay nằm bên não đối diện phần bị tê liệt. Một vài trường hợp hiếm như: rối loạn tế bào thần kinh vận động, mắc virus bại liệt,... cũng có thể dẫn đến liệt nửa người.
Chứng liệt nửa người được xem là có nguy cơ cao đối với:
- Bệnh huyết áp cao.
- Đột quỵ.
- Bệnh tim mạch
- Phụ nữ gặp chấn thương khi sinh hoặc quá trình chuyển dạ gặp khó khăn.
- Thai nhi bị đột quỵ chu sinh trong vòng 3 ngày.
- Mắc hội chứng đau nửa đầu.
- Chịu chấn thương làm tổn thương đầu.
- Đái tháo đường.
- Khối u não.
- Bị viêm màng não, viêm não.
- Nhiễm trùng huyết.
- Áp xe cổ.
- Bị viêm mạch máu.
- Bị loạn dưỡng chất trắng não.
2. Làm cách nào để chẩn đoán và điều trị liệt nửa người?
2.1. Triệu chứng liệt nửa người
Biết được triệu chứng liệt nửa người là gì sẽ giúp người bệnh nhận diện sớm tình trạng mà mình đang mắc phải. Người bị liệt nửa người thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Khó đi lại.
- Bị mất thăng bằng.
- Khó nói, khó nuốt.
- Một bên cơ thể bị ngứa, tê hoặc mất cảm giác.
- Khả năng cầm nắm bị giảm sút.
- Cử động kém.
- Cơ bị yếu.
- Phối hợp vận động kém.