Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng của những người đi biển:
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm hoàng hôn, khi" mặt trời xuống biển ", một ngày dần qua đi vào bóng đêm dần buông xuống. không gian lao động của đoàn thuyền đánh cá là biển cả bao la, vô tận.
Cách gợi tả đó cho thấy đánh cá là một công việc vất vả, nặng nhọc. Khi con người, thiên nhiên, vũ trụ ngơi nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi."Lại" chỉ hành động tiếp diễn, lặp đi lặp lại. Nghĩa là, ngày nào ngư dân vùng biển cũng phải đối mặt với sóng to , gió lớn ngoài đại dương, ngày nào cũng phải đối mặt với hiểm nguy. Nhà thơ pháp V.Huy-gô cảm nhận cuộc đời mỗi con người như một trang sách quý . Phong ba bão táp sẽ giật từng trang ném vào lòng biển khơi:
" Bao thủy thủ chết cùng đồng đội
Cơn phong ba xé nát những trang đời "
Tuy nhiên, với cảm hứng lãng mạn, cảnh đoàn thuyền đánh cá hiện lên thật tráng lệ, hào hùng:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liên tưởng đặc sắc, Huy cận đã tưởng tượng cảnh mặt trời xuống biển như một quả cầu lửa khổng lồ rực cháy từ từ lăn xuống đáy đại dương. Màu đỏ rực như lửa của mặt trời hoà cùng màu xanh thẳm của đại dương tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, lung linh muôn màu sắc. Thời khắc chuyển đổi giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm đẹp, kì vĩ, tráng lệ.
Câu thơ còn gợi đến một liên tưởng thật kì thú. Biển nước ta ở phương Đông. cho nên, chỉ có thể nhìn thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển. chắc chắn, khi viết câu thơ này, nhà thơ phải đang ở ngoài một hòn đảo nào đó hoặc đang lênh đênh trên một con thuyền nào đó ngoài khơi xa , nhìn về phía xa , nhìn về phía đất liền, thấy bốn bề mênh mông là nước thì mới thấy cảnh " mặt trời xuống biển" thật kì vĩ, tráng lệ đến thế. Nếu không gắn bó với biển trời, thiên nhiên đất nước; không gắn bó với người lao động, Huy cận không thể viết nên những câu thơ tuyệt diệu Như thế: "thơ trước hết là đời , sau đó mới là nghệ thuật (Bielinxki).
Khi mặt trời lặn xuống biển thì:
. Sóng đã cài then, đêm sập cửa "
Bằng nghệ thuật nhân hoá,ẩn dụ , kết hợp với sự quan sát, liên tưởng, nhà thơ đã hình dung cả vũ trụ là một ngôi nhà gần gũi,thân thuộc, những lượn sóng chạy trên biển là những chiếc then cài. khi mặt trời lặn xuống đáy đại dương, những lượn sóng ấy lập tức cài then, nhốt mặt trời trong lòng đại dương.Còn màn đêm là cánh cửa khổng lồ đóng sập lại.Cả vũ trụ chìm trong bóng tối mênh mông. Với cách liên tưởng ấy , cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thực sự là một sự trở về với ngôi nhà thân thuộc, trở về với với người mẹ đại dương hiênf từ, nhân hậu, bao dung, hết lòng yêu thương những đứa con của biển. Đúng như Huy cận đã Viết:
" Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào "
Bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc,Huy cận đã miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật tráng lệ, lãng mạn, hào hùng.
Tâm trạng của những người ra khơi được gợi tả qua những hình ảnh đẹp, hào hùng, tràn đầy tình thần, khí thế lạc quan:
" Câu hát căng buồm cùng gió
khơi
Câu thơ có ba hình ảnh hoà vào nhau : Câu hát, cánh buồm và gió khơi, đem đến những liên tưởng thú vị:
Câu hát là hạnh phúc, niềm vui được cất lên thành lời, trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần. Vị thế,câu hát là cái vô hình.
Cánh buồm là phương tiện để con thuyền tiến ra khơi xa, là cái hữu hình, sức mạnh vật chất tác động vào cánh buồm để cánh buồm căng gió lướt sóng ra khơi. câu thơ mở ra một không gian bao la , bát ngát đem đến cảm hứng phấn chấn, tràn đầy tin tưởng, lạc quan của đoàn ngư dân.
"Hát rằng: cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biến muôn luồng
sáng
đến dệt lưới ta đoàn cá ơi"
Câu hát của người dân chài mang theo niềm mong mỏi, ước mơ vừa thiết thực, vừa lãng mạn. Họ mong ước trong chuyến ra khơi n, trời sẽ yên, biển sẽ lặng , những đoàn cá ở biển Đông như cá bạc , cá thu vụn vút qua lại như những con thoi sẽ kéo nhau đến dệt nên tấm lưới của những người dân chài và họ sẽ có một thành quả bội thu