Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải pháp khắc phục, nâng cao ý thức pháp luật

Giải pháp khắc phục, nâng cao ý thức pháp luật
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
57
1
0
Tiến Dũng
22/05/2023 20:48:29
+5đ tặng
Một số biện pháp nâng cao ý thức pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay

Việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật là một công việc quan trọng, vừa có tính cấp thiết, vừa là công việc có tầm chiến lược lâu dài. Điều đó xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò của ý thức pháp luật trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Để nâng cao ý thức pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, làm cơ sở cho mọi hoạt động xã hội.

Pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, được coi là phương tiện cơ bản để nhà nước quản lý xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quá trình xã hội. Nói đến một nhà nước pháp quyền là phải nói đến một nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, đủ để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, là cơ sở cho mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Trong những năm qua, nhà nước ta cũng đã rất quan tâm đến công tác xây dựng pháp luật và có nhiều hoạt động tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, bằng chứng là rất nhiều văn bản pháp luật mới, có chất lượng ra đời, tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ xã hội vận động và phát triển. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, quản lý đất nước, hệ thống pháp luật nước ta còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nhất định, chưa đáp ứng các yêu cầu của một hệ thống pháp luật hoàn thiện như tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và các tiêu chuẩn về kỹ thuật pháp lý. Còn có những lĩnh vực của đời sống xã hội chưa được luật hoá, nhiều quan hệ xã hội mới chỉ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật, do vậy hiệu quả điều chỉnh không cao. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành còn bộc lộ sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đảm bảo tính thống nhất hài hoà, sự mâu thuẫn giữa các văn bản luật với nhau, giữa văn bản luật và văn bản dưới luật, các văn bản dưới luật với nhau còn khá phổ biến. Đây là hạn chế lớn nhất của hệ thống pháp luật nước ta, điều đó gây khó khăn rất nhiều cho công tác tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật.

Trong điều kiện hiện nay, để có được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhà nước pháp quyền cần chú ý một số công việc cụ thể như: (1) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý để cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược pháp luật, các chương trình, kế hoạch xây dựng và hoàn thiện pháp luật; (2) Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; (3) Có những biện pháp để nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội với tư cách là cơ quan có chức năng chuyên làm luật; (4) Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; (5) Nâng cao chất lượng, năng lực của các cơ quan pháp chế bộ, ngành trong việc ban hành văn bản pháp quy; (7) Nhà nước cần thường xuyên tổ chức công tác rà soát, hệ thống hoá pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Thứ hai:Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân.

Để nâng cao ý thức pháp luật, chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật thôi chưa đủ, bên cạnh đó còn cần phải không ngừng bồi dưỡng, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Bồi dưỡng, giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có hệ thống, thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Để công tác giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân đạt hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp cơ bản sau:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật để nhân dân hiểu đầy đủ nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành trong từng giai đoạn. Các hình thức thông tin cần được cải tiến cho phù hợp với mỗi nhóm đối tượng trong xã hội để đạt hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt công tác này, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng để có những hình thức và phương pháp thích hợp, mở rộng tính dân chủ công khai bảo đảm quyền được thông tin của nhân dân.

- Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng và Nhà nước. Công tác giảng dạy pháp luật cần được tổ chức sâu rộng, cho mọi đối tượng, từ các trường phổ thông, trưng học đến đại học và bồi dưỡng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực. Để công tác giảng dạy pháp luật đạt hiệu quả, cần xây dựng chương trình, nội dung, giáo trình phù hợp cho từng loại đối tượng theo từng cấp học khác nhau.

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp lý có năng lực và trình độ, có phẩm chất chính trị và phong cách làm việc tốt để bố trí vào các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế. Hoạt động của đội ngũ cán bộ pháp lý này sẽ góp phần nâng cao vai trò của pháp luật, củng cố pháp chế XHCN, góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

- Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách tích cực vào việc soạn thảo, thảo luận đóng góp ý kiến về các dự án pháp luật thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

- Thực hiện kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hoá, nâng cao trình độ chung của nhân dân. Đạo đức và văn hoá là những yếu tố quan trọng để tạo ra ý thức pháp luật đúng đắn, đồng thời giữa đạo đức, văn hoá và pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, để giáo dục pháp luật đạt kết quả, cần kết hợp với giáo dục đạo đức và giáo dục nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân.

Thứ ba: Tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật hiệu quả trong nhân dân

Công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật là ba hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm đảm bảo sự tác động, điều chỉnh có hiệu quả của pháp luật và sự phát triển năng động, có định hướng của các quan hệ xã hội. Các hoạt động này đòi hỏi các chủ thể thực hiện chúng đều phải có trình độ nhận thức và ý thức pháp luật nhất định. Công tác xây dựng pháp luật chủ yếu tập trung vào một số cơ quan và một số bộ phận cán bộ nhất định có chức năng chuyên làm công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, nhân dân cũng tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật bằng nhiều hoạt động nhất định như thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật, qua đó nâng cao trình độ nhận thức và ý thức pháp luật của mình.

Bên cạnh việc ban hành văn bản pháp luật, việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó, đưa các văn bản đó vào cuộc sống, làm cho chúng phát huy được vai trò điều chỉnh, tác động vào các quan hệ xã hội cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Do vậy, để nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, cần tổ chức cho nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật của nhà nước, thông qua quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, nhân dân sẽ được trang bị thêm kiến thức pháp luật và ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật. Đối với hoạt động áp dụng pháp luật, đây là hình thức nhà nước thông qua các cơ quan và người có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

Áp dụng pháp luật được tiến hành khi có những chủ thể không muốn hoặc không đủ khả năng thực hiện pháp luật nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước hoặc cán bộ có thẩm quyền. Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện chức năng của nhà nước, do vậy phải đảm bảo tính sáng tạo, tính tổ chức cao và chặt chẽ. Về nguyên tắc, hoạt động áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, tuy nhiên hoạt động này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân. Hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng để xét xử các hành vi vi phạm pháp luật sẽ tác động đến nhận thức của các đối tượng trong nhân dân, từ đó có tác dụng giáo dục đối với nhân dân, khiến nhân dân có ý thức tuân thủ pháp luật cao hơn.

Có thể khẳng định, nâng cao ý thức pháp luật, qua đó xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật là yêu cầu quan trọng và cấp thiết trong công cuộc xây dựng và quản lý đất nước hiện nay. Công việc này đòi hỏi phải có những đổi mới sâu sắc về nhận thức và thực hiện nhiều giải pháp trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi cán bộ, nhân dân. Thực hiện đồng bộ một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao dân trí pháp lý, xây dựng ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật, đảm bảo cho vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Đó cũng chính là mục tiêu, là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thái Thảo
22/05/2023 20:48:37
+4đ tặng
Giải pháp khắc phụcnâng cao ý thức pháp luật:
  1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
  2. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân.
  3. Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật.
  4. Một số biện pháp khác.
  5. KẾT THÚC.
1
0
thảo
22/05/2023 20:49:06
+3đ tặng

Việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật là một công việc quan trọng, vừa có tính cấp thiết, vừa là công việc có tầm chiến lược lâu dài. Điều đó xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò của ý thức pháp luật trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Để nâng cao ý thức pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, làm cơ sở cho mọi hoạt động xã hội.
Thứ hai:Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân.
Thứ ba: Tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật hiệu quả trong nhân dân

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×