Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 12
08/06/2023 22:06:35

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình
dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ,
vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ,
hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tinh
trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.
Vì sao ta thiếu trách nhiệm?
Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây
hại... thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn
thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.
Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách
trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể
sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của
mình sẽ nhẹ đi đáng kể.
Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích
sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy
cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia
đình...
Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc
xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu
hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?
(Trích Sống trách nhiệm - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong các câu sau: “Tôi bị cám dỗ vì xã hội có
quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh
bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình”.
Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”, anh/
chị rút ra bài học gì cho bản thân?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
170
2
0
Kiên
09/06/2023 07:33:39
+5đ tặng

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phương thức miêu tả.

Câu 2: Theo tác giả, những nguyên nhân khiến con người hay thiếu trách nhiệm bao gồm nhu cầu an toàn cá nhân, sợ tổn thất danh dự, thời gian khắc phục, niềm tin, chức vụ, tiền bồi thường hoặc hình phạt, và đôi khi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

Câu 3: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ cú pháp để giải thích lý do hoặc nguyên nhân của một hành động, tình huống. Biện pháp này giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về quan điểm của tác giả và cảm nhận được sự chân thành, thật lòng của tác giả.

Câu 4: Từ quan điểm của tác giả, ta rút ra bài học rằng tính trách nhiệm là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải đánh thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống. Chúng ta không nên đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, mà phải chấp nhận và giải quyết các vấn đề một cách trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo