Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 12
10/06/2023 22:16:49

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Đọc đoạn trích:
đã bao giờ em bóc lịch
thấy qua vô nghĩa một ngày
rồi em ghi vào nhật ki
...ngày mai như ngày hôm nay....
đã bao giờ em hoảng hốt
khi mình bất lực trước mình
và em thấy trong đôi mắt
có gì ứa ra
vô hình
nếu có xin em đừng sợ
thật ra là rất bình thường
tất cả chúng ta đều thế
mỗi khi cần được yêu thương
(Lẽ giản đơn - Nguyễn Thế Hoàng Linh, thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong bài thơ, tác giả đã nhắc đến những cảm giác, tâm trạng gì mà “em” có
thể đã hoặc sẽ gặp trong cuộc đời?
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong bài thơ.
Câu 4. Qua điều mà tác giả muốn nhắn nhủ tới “em” trong bài thơ, anh chị rút ra bài
học gì?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
258
2
3
Phương
10/06/2023 22:17:57
+5đ tặng

Câu 1. Thể thơ: tự do

Câu 2. Trong bài thơ, tác giả nhắc đến những cảm giác, tâm trạng mà “em” có thể đã hoặc sẽ gặp trong cuộc đời: thấy vô nghĩa, thấy hoảng hốt, bất lực, thấy trong mắt có gì ứa ra vô hình.

Câu 3. 

- Biện pháp tu từ điệp cấu trúc: Cấu trúc câu “đã bao giờ…” kết hợp với tình huống hành động hoặc tâm trạng cụ thể.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những khoảnh khắc con người vấp phải cảm xúc tiêu cực, khiến ta thấy nhàm chán, mệt mỏi, bế tắc. Từ đó, thể hiện rõ hơn điều nhà thơ muốn nhắn nhủ: Những điều khiến ta nhận thấy cuộc sống đang trôi qua vô nghĩa sẽ được xoa dịu, không còn nữa khi ta cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của tình yêu thương.

+ Góp phần mang đến cho bài thơ giọng điệu đậm tính tự sự, thủ thỉ nhưng sâu lắng. Sự lặp lại của cấu trúc câu thơ tạo nhịp điệu, làm tăng tính liên kết, sức biểu cảm cho lời thơ.

Câu 4. 

- Điều tác giả muốn nhắn nhủ tới “em” trong bài thơ: Đừng sợ hãi khi phải đối mặt với cảm giác trống rỗng, âu lo, hoảng hốt, bất lực trong cuộc sống. Bởi đó là lẽ bình thường ai cũng có thể trải qua. Khi đó tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua.

- Rút ra bài học phù hợp. Có thể nêu bài học theo hướng: biết cho – nhận yêu thương; mạnh mẽ, bản lĩnh trước những thử thách của cuộc sống; bình thản, an nhiên trước cuộc đời; sẵn sàng đón nhận, nâng niu mọi cảm xúc; lạc quan ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
bun nghu
10/06/2023 22:20:39
+4đ tặng

Câu 1. Thể thơ: tự do

Câu 2. Trong bài thơ, tác giả nhắc đến những cảm giác, tâm trạng mà “em” có thể đã hoặc sẽ gặp trong cuộc đời: thấy vô nghĩa, thấy hoảng hốt, bất lực, thấy trong mắt có gì ứa ra vô hình.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ điệp cấu trúc: Cấu trúc câu “đã bao giờ kết hợp với tình huống hành động hoặc tâm trạng cụ thể.

- Tác dụng: Góp phần mang đến cho bài thơ giọng điệu đậm tính tự sự, thủ thỉ nhưng sâu lắng. 

Câu 4.

- Điều tác giả muốn nhắn nhủ tới “em” trong bài thơ: Đừng sợ hãi khi phải đối mặt với cảm giác trống rỗng, âu lo, hoảng hốt, bất lực trong cuộc sống. Bởi đó là lẽ bình thường ai cũng có thể trải qua. Khi đó tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua.

0
0
Trần Thanh Đăng
11/06/2023 00:21:00
+3đ tặng
Câu 1. Thể thơ: tự do
Câu 2. Trong bài thơ, tác giả nhắc đến những cảm giác, tâm trạng mà “em” có thể đã hoặc sẽ gặp trong cuộc đời: thấy vô nghĩa, thấy hoảng hốt, bất lực, thấy trong mắt có gì ứa ra vô hình.
Câu 3. 
- Biện pháp tu từ điệp cấu trúc: Cấu trúc câu “đã bao giờ…” kết hợp với tình huống hành động hoặc tâm trạng cụ thể.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những khoảnh khắc con người vấp phải cảm xúc tiêu cực, khiến ta thấy nhàm chán, mệt mỏi, bế tắc. Từ đó, thể hiện rõ hơn điều nhà thơ muốn nhắn nhủ: Những điều khiến ta nhận thấy cuộc sống đang trôi qua vô nghĩa sẽ được xoa dịu, không còn nữa khi ta cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của tình yêu thương.
+ Góp phần mang đến cho bài thơ giọng điệu đậm tính tự sự, thủ thỉ nhưng sâu lắng. Sự lặp lại của cấu trúc câu thơ tạo nhịp điệu, làm tăng tính liên kết, sức biểu cảm cho lời thơ.
Câu 4. 
- Điều tác giả muốn nhắn nhủ tới “em” trong bài thơ: Đừng sợ hãi khi phải đối mặt với cảm giác trống rỗng, âu lo, hoảng hốt, bất lực trong cuộc sống. Bởi đó là lẽ bình thường ai cũng có thể trải qua. Khi đó tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua.
- Rút ra bài học phù hợp. Có thể nêu bài học theo hướng: biết cho – nhận yêu thương; mạnh mẽ, bản lĩnh trước những thử thách của cuộc sống; bình thản, an nhiên trước cuộc đời; sẵn sàng đón nhận, nâng niu mọi cảm xúc; lạc quan ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo