Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chiếc nón lá

Thuyết minh về chiếc nón lá 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
76
1
1
Khánh
16/06/2023 18:36:34
+5đ tặng

Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu
Bàn tay xây ta, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng
Bài thơ đan nón

Nguyễn Khoa Điềm

Nước Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên quanh nam nóng lắm, mưa nhiều. Cùng với tà áo dài thướt tha, tự bao giờ chiếc nón lá Việt Nam đã sinh ra và sống mãi theo bề dài của lịch sử văn hóa Việt Nam, và đi vào thơ ca, nhạc họa. Sau đây chúng ta hãy đi vào tìm hiểu thêm về chiếc nón lá đáng yêu này.

Không ai xác định được nón lá có từ bao giờ. Những hình ảnh của nón lá đã có trên hình trống đồng Ngọc Lũ và trên tháp đồng Đảo Thịnh từ khoảng 2500 đến 3000 năm trước. Nón lá có nhiều loại như nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, dùng cho người cưỡi ngựa), nón quai thao (sản xuất ở miền Bắc thế kỉ XIX), nón thúng và thứ nón thung nối tiếng là nón Ba Tầm và nón bài thơ (ở Huế) về cấu tạo, nón lá là một loại nón phần lớn được làm bằng lá buông, lá dừa lá gội, lá cọ, lá hồ hay lá du quy diệp, cùng với tre trúc là nguyên vật liệu làm vành nón. Vật liệu đơn sơ bao nhiêu thì ngược lại, công phu làm nón lại tỉ mỉ bấy nhiêu.

Muốn làm một chiếc nón lá, đầu tiên phải có một cái khung làm nón. Khung làm nón này là một khối, hình chóp, làm bằng gỗ, hình dáng nó thỏ hay thanh do tùy vùng miền. Nón lá Huế có dáng thanh hơn nón lá Nam Bộ vì độ rộng nhiều và độ sâu của khung ít hơn.

Sau đó, phải đi lựa mua là loại vừa tầm, phơi trong nắng chiều cho hơi se lại. Sáng hôm sau, ủi lá sao cho lá phẳng, láng mà không cháy trên những dụng cụ riêng. Sau khi tỉa bớt những đầu thừa đuôi thẹo của lá, đến giai đoạn chuốt nan tre. Việc này có thể do nam hay nữ làm, nhưng phải chuốt đều, bằng tre còn tươi, uốn thành những vòng tròn bóng bẩy, dẻo dai, cột lại bằng dây cước rồi xếp vào khuôn gỗ theo thứ tự từ nhỏ nhất ở đinh nón và lớn dần ...đến vành thứ mười sáu là vành cuối cùng. Kế đến, xếp lá lên đều đặn rồi bắt đầu chằm nón bằng kim nhỏ và những sợi cước trong suốt, mảnh như sợi chỉ, chạy theo mười sáu vành ấy. Chiếc nón đẹp hay xấu, có giá trị cao hay không còn do mũi khâu nhỏ hay to. Mũi khâu càng tỉ mỉ, chiếc nón càng mịn và đẹp, được xếp vào loại đặt tên, dành cho những phụ nữ khuê các sang trọng sử dụng.

Nón bài thơ xứ Huế do một người tên là nghệ nhân Bùi Quang Bặc sáng chế ra vào những năm 1960, ngoài những nguyên liệu của nón lá khác, ông đã lấy giấy mỏng cắt thành những câu thơ, câu ca tình tứ, ép vào giữa hai lớp lá.

Khi soi lên nắng, hiện lên những câu thơ chan chứa hồn người bên cạnh hình ngôi chùa Thiên Mụ hay phong cảnh núi Ngự sông Hương.

Dù nón lá có nhiều loại, nhưng công dụng chung của nón lá thật là đa dạng. Ngoài việc che mưa tránh nắng, người đi xa, khát nước có đôi khi ghé vào dòng sông hay chiếc ao đầu làng mà múc nước giải khát, rửa mặt.

Nó còn có mặt khi người phụ nữ làm đồng, đi chợ, bán buôn hay chơi hội. Kèm theo nón lá là chiếc quai lụa, làm tôn lên vẻ yêu kiều sang quý của người phụ nữ Việt.

Chiếc nón còn làm duyên cho người con gái, phù hợp với nét tính cách kín đáo, tế nhị Á Đông, dưới vành nón, ẩn hiện một đôi mắt, một nụ cười hay che lấp một tâm trạng khó bày tỏ... .đó chính là cái duyên của chiếc nón lá Việt Nam:

“Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón
Trời mùa thu mây che có nắng đâu?"

Trần Quang Long

Ca dao còn rất nhiều câu lục bát hay nói nón lá như:

Anh về Bình Định ba ngày
Dặn mua chiếc nón lá dày, không mua.

Ở các vùng làm nón, ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng ré thi đội nón đị ngựa; còn những nhà nghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đầu, nên ca dao có câu:

Cưới nàng đôi nón Gò Găng
Xấp lãnh An Hải, một khăn trầu nguồn.
Hay: "Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu".

(Ca dao)

Nếu nói đến các loại hình nghệ thuật múa, nước ta còn có điệu múa nón, và bao hình ảnh nghệ thuật, hội họa cũng lấy nón lá làm đề.

Đó là cái duyên thầm kín của văn hóa Việt mà du khách nước ngoài chẳng quản đường xa, thường mua về châu Âu, châu Mỹ sau khi rời đất nước ta.

Dù bây giờ đời sống thị thành trên chiếc xe gắn máy cần kèm theo chiếc nón bảo hiểm, nhưng chúng ta hy vọng nón lá Việt Nam còn sống mãi với dân tộc Việt Nam. Một người Việt xa xứ, giảng dạy ở Đại học Washington đã có những suy nghĩ rất hay về nón lá: “Tôi đã đi khắp bốn phương đã thấy nhiều kiểu mũ, nón của nhiều nước và nhiều dân tộc, nhưng chưa thấy kiểu nón nào bình dị, đoan trang, yêu kiều và duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hoàng Hiệp
16/06/2023 18:37:02
+4đ tặng

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.


Thuyết minh về cái nón lá hay nhất

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilon mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

1
1
Kim Anh
16/06/2023 18:37:14
+3đ tặng

"Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che"

Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến hai câu thơ trên trong bài thơ "Quê hương". Từ xưa đến nay, nón lá là một vật dụng quen thuộc đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá là vật đội đầu truyền thống, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tà áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Nón lá Việt Nam đã có lịch sử từ lâu đời, hình ảnh tiền thân của nón lá được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lữ và tháp đồng Đào Thịnh. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để là vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Tuy nhiên, đó mới chỉ là chiếc nón sơ khai, được làm một cách đơn giản và khá khác so với chiếc nón được sử dụng hiện nay. Bởi vì ngày nay chiếc nón đã được làm kì công và tinh xảo hơn nhiều.

Để làm được một chiếc nón lá đẹp thì việc chuẩn bị nguyên liệu cũng rất quan trọng là lá cọ, hoặc có những nơi còn dùng lá dừa. Tuy nhiên, nguyên liệu phổ biến nhất được lựa chọn là lá cọ. Để làm nón đẹp khâu chọn lá rất quan trọng. Đối với lá cọ, người nghệ nhân phải chọn loại lá non vừa độ, phần gân lá phải có màu xanh còn màu lá thì là màu trắng xanh. Vì thế một chiếc nón lá muốn đạt tiêu chuẩn thì chiếc lá cọ cần phải có màu trắng xanh và gân lá cũng có màu xanh đẹp mắt. Còn đối với lá dừa. Ngoài ra quy trình làm nón cũng cần đến tre, nứa, cước.

Muốn làm ra một chiếc nón thì cần phải qua nhiều công đoạn lớn nhỏ khác nhau. như: phơi lá, rẽ lá, là lá, vức vòng, dán nón, khâu nón, cạp nón, lồng nhôi... Và khâu nào cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của mỗi người thợ.

Sau khi chọn được lá đẹp để làm nón, người làm nón phải đem phơi vài ngày để lá chuyển từ màu xanh sang trắng mới có thể sử dụng được. Lá khi đã phơi khô sẽ được vò trong cát và tước nhỏ hay còn gọi là rẽ lá. Tiếp đến là công đoạn đem lá đi là phẳng. Nếu chỉ nhìn thôi, ta tưởng rằng rất đơn giản nhưng thực ra khâu này quyết định rất nhiều đến chất lượng nón. Dụng cụ là lá một chiếc lưỡi cày được nung nóng để miết lá. Miết làm sao cho tấm lá thật phẳng, nhẵn mà không bị giòn, bị rách và quan trọng là phải canh được độ nóng sao cho lá không bị cháy và không bị non. Vức vòng hay còn gọi là làm khung nón cũng là một công đoạn quan trọng. Vòng nón được làm bằng cật nứa vót nhỏ đều, khi nối bắt buộc phải tròn và không có vết. Khung nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người đội nón. Dân gian có câu "Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn". Sau khung làm khuôn là khâu lợp lá nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay làm sao để nón lá phân bố đều trên khung, hình dáng cân đối và khi khâu lá nón không bị chồng lên nhau.

Cuối cùng là công đoạn khâu nón, chỉ khâu bằng loại cước nhỏ trắng muốt. Người khâu phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Đây được coi là công đoạn rất khó đòi hỏi sự khéo léo của mỗi người bởi nếu không khéo lá sẽ bị rách. Điều quan trọng nữa là mũi khâu yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu. Cái tài của người thợ làm nón là các múi nối sợi móc khi khâu được dấu kín và khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu... Người thợ còn kì công thêu hình ảnh những cô thiếu nữ, đóa hoa hay cảnh đẹp quê hương có khi là cả một bài thơ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón.

Ở nước ta có rất nhiều địa phương làm nón lá nổi tiếng. Ở miền Bắc có làng Chuông, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Miền Trung có làng nón Ba Đồn Quảng Nam và đặc biệt là nón bài thơ của Thừa Thiên Huế. Với người Việt Nam đặc biệt là những người nông dân, nón lá là vật dụng cần thiết. Nón lá dùng để che nắng, che mưa khi làm đồng, dùng thay chiếc quạt khi nghỉ giải lao trên đồng ruộng.

Với các cô gái, chiếc nón lá cùng với tà áo dài làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng. Nón lá là món đồ trang sức không cầu kì đắt tiền mà đẹp một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc như chính tâm hồn con người Việt Nam. Đâu đâu ta cũng thấy thấp thoáng những chiếc nón lá dù là đi chợ hay đi hội ta đều gặp các bà, các mẹ dưới nón lá nghiêng tre.

Nón lá cũng là vật dụng mà mẹ chồng trao cho con dâu trước khi về nhà chồng để cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng trăm năm bền chặt. Đó cũng là món quà lưu niệm mà du khách nước ngoài mang về để tặng cho người thân. Nón được làm bằng lá nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, khi không dùng thì treo lên cao, tránh để rơi, dễ bị méo, thủng. Khi trời mưa có thể bọc ngoài nón một lớp túi bóng trắng mỏng, nếu bị ướt thì phơi khô tránh bị ố vàng.

1
0
Tâm Như
17/06/2023 08:42:30
+2đ tặng
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

Chỉ với 4 câu thơ trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên vẻ đẹp của chiếc nón lá Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hình ảnh chiếc nón lá đã đi vào thơ ca như một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.

Từ bao đời nay, cùng với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm nón đã tạo ra những chiếc nón với nhiều hình dạng khác nhau làm nên những nét đẹp đặc trưng của chiếc nón mỗi vùng miền. Chiếc nón có thể được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng tiêu biểu nhất vẫn là làm từ lá nón. Lá để dùng làm nón phải là loại lá không quá non, và không quá già. Lá mọc nhiều ở các vùng đồi thuộc các tỉnh ở Việt Bắc, hay dãy Trường Sơn, mọi người còn khai thác được nhiều nguyên liệu đặc biệt này tại vùng đồi của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Lá sau khi cắt về cần phải được xử lý theo quy trình, cần được sấy khô bằng than củi, sau đó phơi dưới hơi sương để lá được mềm hơn. Tiến hành là thẳng lá bằng cách bọc trong túi vải, tránh làm nhiệt độ tác động quá lớn.

Tiếp theo cần phải có khung nón, khung nón được làm từ nứa khô và nứa dẻo. Thanh nứa cần phải được vót thật tròn và mịn, để làm được điều này, người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm, khóe léo và phải thật tỉ mĩ. Các thanh nứa đươc uốn thành những vòng tròn có các đường kính khác nhau. Từ trên xuống dưới sẽ có 16 vòng, vòng nứa lớn nhất sẽ là 50cm, vòng trên đỉnh chóp chỉ có kích thước khoảng bằng hình đồng xu. Vành nón cần phải được làm đều, không bị méo mó hay xê lệch.

Thông thường, mỗi chiếc nón sẽ bao gồm 2 lớp lá, ở giữa sẽ là lớp mo lang. Sau khi lớp lá đã được lợp hoàn chỉnh, chúng ta sẽ tiến hành khâu nón.

Trải qua thật nhiều công đoạn cùng với sự khéo léo của những người thợ làm nón, thành quả là những chiếc nón trắng nghiêng nghiêng tạo nên vẻ đẹp dịu hiền e thẹn của người phụ nữ Việt.

Ngày nay, nón lá vẫn là một đồ dùng che mưa che nắng yêu thích của nhiều phụ nữ Việt Nam. Và chiếc nón lá cũng đã khẳng định được giá trị về văn hóa và tinh thần trong đời sống của người Việt cũng như quảng bá văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư