Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích tác phẩm lặng lẽ spa 

Viết bài văn phân tích tác phẩm lặng lẽ spa 
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
70
0
1
Công Nhân
19/06/2023 14:20:26
+5đ tặng

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật ông hoạ sĩ già ít được bạn đọc chú ý tới. Có phải vì đó chỉ là một nhân vật phụ? Song, nếu biết lắng lại trong cảm xúc, tìm tới những mạch sau ý nghĩa của ngôn từ, cội nguồn cảm hứng của nhà văn, chúng ta sẽ thấy ông họa sĩ không là người phụ. Ông vừa là nhân vật tham gia câu chuyện, đẩy các sự việc, tình tiết tiến tới, vừa là người kể chuyện. Dường như chính tác giả Nguyễn Thành Long hóa thân vào người nghệ sĩ cao tuổi, giàu kinh nghiệm, say mê sự nghiệp sáng tạo ấy để gửi tới bạn đọc những điều tâm đắc nhất về cuộc sống, về con người. Một trong những điều tâm đắc nhất phải chăng đã được biểu hiện trong giây phút xáo động tâm hồn của nhà hoạ sĩ. Khi trò chuyện với anh thanh niên làm việc tại trạm khí tượng, ông đã nghĩ: “Những điều suy nghĩ đứng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác…”. Vậy, những vang âm nào đã ngân lên từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.

Trước hết, đó là vang âm của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Làm một công việc âm thầm, lặng lẽ, trên đỉnh núi cao hai ngàn sáu trăm mét, giữa mênh mông đất trời, sương tuyết, anh thanh niên vẫn yêu đời, đầy trách nhiệm, cần cù, dũng cảm. Anh không để xảy ra sơ suất nào trong nhiệm vụ đã dành, anh còn biết tự tạo một cuộc sống nền nếp, phong phú và thơ mộng: nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng xuống núi, anh tìm gặp bác lái xe, cùng khách các đoàn để thăm hỏi, giúp đỡ, để vơi bớt nỗi cô đơn, nỗi “nhớ người”…Con người ấy đã biết sống một cuộc sống thật đẹp, thật phong phú, một cuộc sống làm chủ mình, giúp ích cho đời. Kể về một lần nhờ anh góp phần phát hiện một đám mây khô nên không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực, anh đã sung sướng nói với ông hoạ sĩ: “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Ý thức sâu sắc mục đích việc mình, say mê làm việc để đạt hiệu quả, thấm thìa niềm vui, tìm được hạnh phúc trong cuộc sống, phong cách sống ấy của anh thanh niên khí tượng khiến ông hoạ sĩ xúc động nhủ thầm “người con trai ấy đáng yêu thật”. Phải chăng đó chính là những vang âm từ một cách sống? Đối với ông hoạ sĩ, anh thanh niên không chỉ đáng yêu vì cách sống mà còn vì những điều anh suy nghĩ. Đó cũng là những âm vang vừa có chiều sâu vừa có sức khơi gợi. Thứ nhất, về quan niệm “người cô độc”, anh nói với bác hoạ sĩ: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi… huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”. Thứ hai, về nỗi “nhớ người”, anh cho rằng: “người thì ai mà chả “thèm”… Mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Thứ ba, về vị trí cuộc sống, về ấn tượng mà mỗi con người tạo ra trong đời, anh luôn luôn cảm thấy mình nhỏ bé, bình thường so với nhiều người khác. So độ cao nơi ở, anh không bằng người bạn “trên trạm đỉnh Phăng-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét”. Tìm một chân dung cho tác phẩm hội hoạ, anh giới thiệu ông kĩ sư vườn rau, ngày này sang ngày khác rình xem cách ong thụ phấn cho su hào để nâng cao năng suất trồng rau; rồi một người làm công tác nghiên cứu khoa học, mười năm không một ngày xa cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợi sét để lập bản đồ sét, tìm cho ra của chìm dưới lòng đất của Tổ quốc. Thứ tư, về vùng đất anh đang sống và làm việc mà anh thấu hiểu hơn ai hết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Thế đấy, mỗi suy nghĩ của con người trẻ tuổi ấy đều thấm đẫm tình yêu con người, yêu cuộc sống, yêu mến và tự hào về mảnh đất mình đang sống. Chính những suy nghĩ và tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điểm tựa để anh làm việc, học tập, vươn lên những đỉnh cao trong cuộc sống. Anh biết sống cho một sự nghiệp lớn lao là công cuộc xây dựng đất nước, cũng biết sống cho riêng mình và chia sẻ với mọi người. Vì thế, gặp gỡ, trò chuyện với anh, ông hoạ sĩ cảm thấy “nhọc quá”,cô kĩ sư nông nghiệp dạt lên trong lòng “một ấn tượng hàm ơn”…

Trước anh chàng trẻ tuổi đáng yêu, ông họa sĩ ngỡ như lồng ngực có thêm một quả tim nữa, hay chính là quả tim cũ được “để cao” lên? Đang bước vào tuổi già, tuổi của những nghỉ ngơi, ông bỗng trẻ lại, thấy yêu thêm cuộc sống, khao khát sống, khao khát sáng tạo. Vừa nói chuyện, ông vừa kí hoạ. Bàn tay ông như có thần, trái tim rung động, trí tuệ minh mẫn, suy nghĩ bao nhiêu điều tốt lành về cuộc sống, con người và mảnh đất Sa Pa. Như vậy, cảm giác “nhọc mệt” của người nghệ sĩ ấy chính là một niềm vui, niềm hạnh phúc. Còn cô kĩ sư nông nghiệp, cái ấn tượng hàm ơn dạt lên trong lòng là những gì? Có phải đó cũng là những thu lượm bổ ích, phong phú, tươi non về nhận thức, về tâm hồn? Từ lúc bắt đầu lên xe, rồi được gần ông hoạ sĩ, được ông giúp đỡ, chăm sóc như với con gái, đến khi thăm vườn hoa, căn nhà và trò chuyện với anh khí tượng, cô gái hiểu ra bao nhiêu điều về cuộc sống. Cô hiểu anh thanh niên, hiểu cái thế giới những con người mà anh kể, và quan trọng, thiêng liêng sâu sắc nhất là “cô hiểu con đường cô đang đi tới”. Cô gái bàng hoàng, xúc động như giây phút tuổi trẻ đón nhận một tình yêu, tình yêu đích thực, chứ không phải mối tình nhạt nhẽo, sai lầm vừa qua. Cô yên tâm và tin tưởng ở con đường mình đang đi tới, ở công việc mình đã lựa chọn. Do đó, khi ôm bó hoa anh thanh niên tặng, cô gái hồi hộp và sung sướng vì nhận được một kỉ niệm đẹp của một tấm lòng, cũng “vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mộng mơ” đang bừng nở với muôn vàn hương sắc trong tâm hồn cô. Cô kĩ sư nông nghiệp đã “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Tuy là hai nhân vật phụ, cô kĩ sư cũng như ông hoạ sĩ vẫn được nhà văn trân trọng gửi gắm nhiều ý tưởng. Hình ảnh cuối cùng của họ - “Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ” - hệt như một bức tranh óng ánh sắc màu. Có thể nói, cuộc gặp gỡ của ba nhân vật giữa mịt mờ sương tuyết mà vẫn nồng ấm tình người, y như một mối duyên kì ngộ. Chỉ tiếp xúc trong ba mươi phút, họ đủ hiểu nhau, tỏa sáng cho nhau, khơi gợi trong nhau biết bao điều bổ ích. Điều bổ ích lớn lao nhất cho cả ba con người thuộc hai thế hệ khác nhau là sự ý thức về vị trí, trách nhiệm mỗi con người trong công cuộc dựng xây đất nước. Dù họ chia tay nhau, điều bổ ích ấy vẫn vang trong họ và từ họ, vang âm sang người đọc chúng ta.

Thực ra, những vang âm của tác phẩm không đợi đến cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật ở phần hai. Nó ngân nga, nhẹ nhàng, ấm áp ngay trong những dòng đầu, khi bác lái xe giới thiệu đã vào Sa Pa, khi những nhân vật bắt đầu gặp gỡ, chuyện trò. Họ nói về phong cảnh Sa Pa, về những hoạ sĩ đã quá cố, rồi về cuộc sống, con người ngày nay. Cảnh Sa Pa cứ hiện dần, mỗi lúc một đẹp đẽ, mơ màng. Những nhân vật cũng được khắc họa rõ nét dần. Cánh thơ mộng, người mộng mơ. Tất cả, từ bác lái xe, đến các hành khách, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư… Dường như trên chuyến xe ấy, mọi người đang đi tìm một điều gì thật giản dị nhưng cũng thật là thiêng liêng, những khát vọng, những háo hức… Đọc văn, có cảm giác được lần lần ngắm những tác phẩm hội hoạ lung linh kì ảo: “Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng, Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương rơi”. Ôi, phong cảnh đẹp biết nhường nào! Còn con người thì, như ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói, ý nghĩa, hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái. Mỗi chữ, mỗi câu trong tác phẩm có hình khối, đường nét, màu sắc… đậm đà chất hội hoạ. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái, mang âm hưởng của một bài thơ…

“Lặng lẽ Sa Pa” - mới đọc tên, ngỡ tác phẩm nói về một điều gì… im ắng, hắt hiu, giá lạnh. Vậy mà, thật kì diệu, trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan tỏa hơi ấm tình người và sự sống, sự sông những rừng cây, những đóa hoa, những tấm lòng nhân hậu. Chính những vang âm, sắc màu và hơi ấm của một vùng lặng lẽ ấy đã khơi gợi trong biết bao lớp người đọc tác phẩm này tình yêu Tổ quốc, tình yêu con người, những con người đã một thời biết sống đẹp, suy nghĩ đẹp, để từ đó mà hướng tới, tìm cho mình một vẻ đẹp riêng trong sự sống, cách sống mỗi con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hoàng Hiệp
19/06/2023 14:20:27
+4đ tặng

Tác giả Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn xuất sắc, các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Giữa trong xanh (1972), Lý Sơn mùa tỏi (1980). Và đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” được rút ra từ tập truyện “Giữa trong xanh”. Truyện được viết vào một chuyến nhà văn đi công tác lại Lào Cai, ca ngợi những con người sống ở nơi non xanh lặng lẽ đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc.

Mở đầu tác phẩm là bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ của mảnh đất Lào Cai - nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc, nơi đây không hề mang vẻ hoang vu mà trái lại còn rất hữu tình và tráng lệ. Xe của đoàn vừa “trèo lên núi” đã thấy “mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, trạm dừng là nơi “con suối có thác trắng xóa”, những cây thông “rung tít trong nắng”,…Trên nền của bức tranh thiên nhiên ấy, hiện lên hình ảnh cuộc sống của con người, làm cho bức tranh càng thêm nồng nàn, ý vị “nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”.

Trong chuyến xe lên Lào Cai ấy, có bác lái xe vui tính, cởi mở và nhiệt tình với hành khách; có ông họa sĩ già nhưng vì tình yêu nghệ thuật nên vẫn khao khát những chuyến đi thực tế tìm kiếm cái đẹp, lúc nào ông cũng trăn trở một điều “phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích”; bên cạnh đó là cô kĩ sư trẻ mới ra trường, tinh thần hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước vào cuộc sống bát ngát sau những năm tháng đại học khiến cho cô rất háo hức. Tại Sa Pa đoàn khách của tác giả đã được biết đến ông kĩ sư ở vườn rau, suốt đời làm việc nghiên cứu và lai tạo giống cây trồng phục vụ dân sinh và xuất khẩu.

Đồng chí ấy đã mười một năm không một ngày xa cơ quan, bỏ mặc hạnh phúc riêng tư. Tiêu biểu nhất cho con người nơi đây chính là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu tại đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Sống một mình trên đỉnh núi, anh thanh niên theo lời giới thiệu của bác lái xe là “người cô độc nhất thế gian”. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Hoàn cảnh làm việc một mình, đôi lúc thời tiết khắc nghiệt như bão tuyết, mưa rét nhưng anh vẫn một mình xách đèn bão ra vườn lấy số liệu.

Chẳng cần có người giám sát, thúc giục, anh thanh niên vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Anh còn là một người rất lạc quan, yêu đời và có lối sống khoa học, sống một mình nhưng vẫn trồng hoa, chăn gà và đọc sách. Anh cũng rất nhiệt thành và chu đáo với mọi người, đồng thời rất khiêm tốn. Anh là tấm gương về một con người có lý tưởng sống đẹp, vì quê hương đất nước mà quên đi bản thân mình. Tóm lại những nhân vật trên đã tạo nên bức chân dung về những con người sống đẹp, hy sinh thầm lặng và cống hiến hết mình vì sự nghiệp của đất nước.

Có thể thấy, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi rất trong sáng và nhẹ nhàng. Trên nền cảnh của thiên nhiên núi rừng Sa Pa, những con người hiện lên thật đáng yêu, đáng quý và đáng trân trọng.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa chi tiết

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng có trong mình nỗi khắc khoải rằng:

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng
Gian khổ biết giành phần ai”

Thì nhà thơ Thanh Hải đã tự nguyện lấy tuổi trẻ của mình để dâng cho đời, dâng cả “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho đất nước, cho quê hương. Và rồi có một “mùa xuân nho nhỏ” tuổi 20 lặng lẽ hiến dâng cho đời tuổi trẻ, công sức và trí tuệ của mình cho đất nước như thế trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Tình huống được Nguyễn Thành Long xây dựng nên đó là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và tình cờ của anh thanh niên làm việc một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy. Nhân vật chính của tác phẩm là anh thanh niên nhưng anh không trực tiếp kể câu chuyện này mà thông qua cuộc hội thoại giữa các nhân vật. Nhân vật được hiện lên trong khoảnh khắc với một số nét đẹp về phẩm chất: suy nghĩ đẹp, hành động đẹp và phong cách sống đẹp nhưng chưa được xây dựng tính cách hoàn chỉnh và chưa có cá tính nổi bật.

Các nhân vật phụ có vai trò làm nổi bật lên nhân vật chính, các nhân vật thì thường không có tên và dường như điều đó là cả ẩn dụ của tác giả, tác giả ý muốn nói đến những người vô danh đang ngày đêm thầm lặng, say mê cống hiến cho quê hương, đất nước.

Anh thanh niên 27 tuổi làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Quanh năm suốt tháng làm việc với sương mù và cây cỏ. theo như lời giới thiệu của anh lái xe thì anh là người “cô độc nhất thế gian”. Anh thèm người đến mức từng chặt cây ngáng đường xe chạy chỉ để được trông và nghe tiếng người nói mà thôi.

Công việc chính của anh là anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. công việc hằng ngày chỉ quanh quẩn với mấy chiếc máy ngoài vườn với nhiệm vụ đo lượng nắng, đo gió, đo mưa và tính giây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu, công việc đòi hỏi tính phải chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.

Tuy vậy, dù công việc có phần nhàm chán và tẻ nhạt lại còn cô đơn một mình nhưng anh chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và buồn, anh luôn nghĩ rằng “ta với công việc là đôi, công việc gắn liền với việc của bao nhiêu anh em, đồng chí đang làm dưới kia, công việc gian khổ thế đấy nhưng cứ cất nó đi cháu đến chết mất”. điều này cho thấy anh là con người sống và chiến đấu hết mình, không bao giờ cho mình được nghỉ ngơi, bởi công việc là niềm vui, là trách nhiệm, là nghĩa vụ, nếu mình chỉ cần sơ sẩy, không chú ý một lúc thôi là hậu quả hết sức khôn lường, ảnh hưởng tới cả một hệ thống, cả kế hoạch của ta.

Anh là người tràn trề nghị lực, vượt qua mọi cô đơn, gian khổ, gắn bó với công việc. 4 năm nay anh chưa một lần nghỉ phép về nhà, chưa bỏ sót lấy một lần nào việc bỏ sót những con số để báo cáo về cơ quan cho anh em, đồng đội, đồng nghiệp phân tích và tính toán. Anh là người yêu sách và ham đọc sách, anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình khoa học, trồng hoa, nuôi gà, trồng cây thuốc quý, nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng. Anh không để mỗi phút, mỗi giây anh ở đây còn sống và cống hiến thì anh không thể bỏ sót và lãng phí được.

Tính cách, phẩm chất đáng quý, sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, anh còn là người khiêm tốn, thành thực, là người ân cần, chu đáo, hiếu khách, anh cảm thấy vui sướng khi việc của mình làm không những góp phần cho sản xuất và còn đóng góp cho việc đấu tranh chống Mỹ thắng lợi. Anh thanh niên là tiêu biểu cho hàng ngàn thanh niên ngày đêm thầm lặng cống hiến cho đất nước.

Tác giả đã tài tình xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và bình luận. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói ca ngợi cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ vẻ đẹp của con người qua nhân vật anh thanh niên. Khẳng định con người lao động có ý nghĩa thầm lặng, niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích

Trong không khí đất nước đang náo nức và tưng bừng, phấn khởi để xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một thanh niên của thế hệ mới, chúng ta cần phải ra sức học tập và lao động hăng say để có thể đưa đất nước đi lên, sánh vai cùng với 5 châu bốn biển trên thế giới được.

Với nhan đề vừa mâu thuẫn nhưng lại vô cùng hợp lý, “lặng lẽ” những con người nơi đây đang âm thầm và làm việc một cách khẩn trương, để kịp hoàn thành nhiệm vụ giao cho cấp trên, lao động một cách hăng say, đầy nhiệt huyết của một tuổi trẻ đang trong độ tuổi nhiệt huyết nhất, công việc thầm lặng của họ lại có ý nghĩa lớn lao, đáng được tôn vinh. Truyện ngắn là tiếng nói, là bản hùng ca nhưng lại chỉ lặng lẽ, để mọi người hiểu và yêu mến những con người này thôi, tác giả hay anh thanh niên chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được đền đáp, công việc của mình lại có ý nghĩa to lớn như vậy.

Bên cạnh nhân vật chính thì còn có sự xuất hiện của các nhân vật khác, đó là bác lái xe, cô kỹ sư trẻ, bác họa sĩ. Truyện được kể theo ngôi kể thứ ba nhưng lại được nhìn theo điểm nhìn của ông họa sĩ. Hầu như người kể chuyện đã nhập vào điểm nhìn và tư tưởng của ông họa sĩ để quan sát và miêu tả cảnh thiên nhiên. Qua cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ thì nhân vật anh thanh niên được hiện lên rõ nét, đẹp hơn và có chiều sâu về tư tưởng.

Cô kỹ sư cũng là một hình tượng đẹp, một bức chân dung sáng ngời về tuổi trẻ tài cao và dám chinh phục ước mơ của mình. Trong cuộc gặp gỡ với anh thanh niên, những điều anh kể, những gì cô nghe thấy, khiến cô gái cảm thấy “bàng hoàng” cô hiểu thêm về cuộc sống phải sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên. Về thế giới của những người như anh. Đây là cái “bàng hoàng” lẽ ra cô nên biết từ lâu mà giờ cô mới biết, nó giúp cô đánh giá đúng hơn về mối quan hệ nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ.

Với cô, anh thanh niên giống như là người đi trước, khiến cô cảm thấy vững vàng hơn, tự tin hơn trên hành trình mà cô đã chọn, bên cạnh sự bàng hoàng thì đó là sự hàm ơn, nó không phải chỉ vì bó hoa mà còn vì một “bó hoa nào khác, bó hoa của một háo hức và hạnh phúc ngẫu nhiên anh cho thêm cô”.

Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ta thấy được tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ của mình để cống hiến trí tuệ và sức lực của mình vào sự nghiệp chung của đất nước. Những lời thơ của Tố Hữu là lời đúc kết về con đường mà thế hệ thanh niên chúng ta đang đi:

“Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu
Trên những tầng mây, những tầng núi đá
Hai bàn tay ta làm nên tất cả”

2
1
Kim Anh
19/06/2023 14:21:01
+3đ tặng

Trong cuộc sống lao động mới, con người là nòng cốt cơ bản để có sự tạo dựng vững chắc. Những phẩm chất tốt đẹp sẽ khẳng định vai trò làm chủ cuộc sống mới. Nhân vật anh thanh niên trong thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa là một người như thế.

Để nhân vật anh thanh niên hiện rõ những đức tính đáng quý, Nguyễn Thành Long đã để ông họa sĩ làm việc đó qua điểm nhìn của mình. Nội dung truyện đơn giản, không có tình huống thắt nút, gay cấn cho nên câu chuyện giàu chất trữ tình hơn là tự sự. Sự xuất hiện của anh thanh niên, tuy là nhân vật chính với nhiều biểu hiện tốt đẹp nhưng đến rất bất ngờ, gián tiếp qua lời kể của bác lái xe. Và cũng như khi đến, anh lại lặng lẽ khuất lấp vào mây mù trong cái tĩnh lặng muôn thuở của Sa Pa. Hình ảnh anh thanh niên với nhiều phẩm chất như khiêm tốn, yêu lao động, tận tâm với công việc… tất cả thể hiện trên một bức họa lớn nhưng đến ông họa sĩ cũng phải thốt lên: ông biết rõ sự bất lực của nghệ thuật. Con người bé nhỏ nhưng những nét đáng quý khiến anh trở nên lớn lao đến như thế.

Trong lao động, anh thanh niên hiện ra là một con người yêu lịch sử và sẵn sàng cống hiến vì lao động. Quan niệm rất mới lạ khi anh nhận xét về công việc được coi là cô độc nhất thế gian này: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Từ quan niệm ấy, anh vượt lên chính bản thân mình để đi tìm niềm hạnh phúc trong lao động. Có lẽ chỉ có quan niệm như thế mới khiến anh thấy mình không cô đơn, không lẻ loi một mình. Từ tâm sự của anh thanh niên, ngay ông họa sĩ và cả người đọc đều sửng sốt trước thái độ trân trọng, gắn bó với lao động như đã ngấm sâu vào máu của con người trẻ tuổi này: công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất. Tự xác định với bản thân về vai trò quan trọng không thể thiếu của lao động đối với mọi người nói chung và đặc biệt đối với chính bản thân anh. Một suy nghĩ mới và độc đáo khi anh lấy gian khổ nhiều hay ít để xem ai một mình hơn, cô đơn hơn anh bạn trên trạm đỉnh Phang-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Phải chăng chính những suy nghĩ và tâm sự vượt hơn cả tuổi tác như anh thanh niên đã giúp anh hạnh phúc hơn khi ý thức được mối liên quan giữa bản thân với tập thể trong sự đóng góp cho đất nước: cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa… phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Trong công việc anh thấy được vai trò của mình và hơn cả biết được mình vì ai mà lao động. Những suy nghĩ ấy khiến cho con người nhỏ bé này cảm nhận được niềm hạnh phúc trong lao động nhiều hơn nữa. Thấy được vai trò của lao động đối với bản thân nên anh đã có những thái độ tự giác và nghiêm túc đối với lao động. Công việc của anh thanh niên rất đặc biệt với sự cô lập tuyệt đối. Tuổi trẻ, sức xuân của anh bị đánh đổi bởi công việc tẻ nhạt cắt vụn ngày đêm: công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Cháu lấy những con số báo về nhà bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Bất chấp tất cả công việc vẳn được hoàn thành một cách xuất sắc. Không phải là người có lòng kiên nhẫn, tự giác cao thì anh không thể làm di làm lại công việc buồn chán này đặc biệt giờ ốp lúc một giờ sang: gió tuyết và Lặng ỉm… chỉ trực đợi mình ra lủ ào ào xô tới. Ngay cả thời tiết khắc nghiệt cũng không khuất phục được con người yêu lao động và sống rất có trách nhiệm đối với lao động. Chẳng ai kiểm tra thường xuyên nhưng không vì thế mà anh lơ là, làm việc cho xong, cho nhanh. Công việc luôn được hoàn thành chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc tự giác cao. Anh thanh niên không chỉ đẹp trong lao dộng mà anh còn đẹp trong lối sống.


Xem thêm:  Đề 33 – Suy nghĩ của em về lòng trung trực – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Anh thanh niên còn là một con người sống cởi mở, chân thành và hiếu khách. Ngay từ cách anh muốn tìm người trò chuyện, đẩy khúc thân cây chắn ngang đường để xe đi qua có dịp nghỉ chân, anh chạy xuống trò chuyện cho đỡ thèm người đã thấy trong đó một trái tim rộng mở muốn quen và muốn thân. Khi được bác lái xe giới thiệu những vị khách sẽ lên thăm nhà anh thì anh mừng ra mặt và chân thành, có thiện ý mời họ lên nhà anh trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Ông họa sĩ, cô kĩ sư chỉ là những người xa lạ chưa một lần gặp mặt và cũng có thể đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng họ gặp nhau nhưng anh vẫn rất nhiệt tình trao bó hoa đã cắt cho người con gái rồi mời hai người uống thứ trà pha nước mưa, thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. Anh thân thiện vô cùng, đãi khách bằng những thứ bình dân nhưng rất quý đối với bản thân anh cũng như với hai vị khách đặc biệt từ dưới xuôi lên. Giữa họ giờ như không còn khoảng cách bởi chính tình người, sự tự nhiên của anh thanh niên đã xóa đi sự xa lạ. Anh nói: cái này để ăn trưa cho bác, cho cô, và bác lái xe – một giỏ trứng thể hiện tình cảm rất chân thành. Anh sống một mình không những không đòi hỏi sự quan, tâm của người khác mà chính bản thân anh lại rất quan tâm chu đáo với những người sống xung quanh. Củ tam thất cháu vừa đào thấy, cháu gửi bác gái ngâm rượu uống, Hôm nọ bác chăng báo bác gái vừa ốm dậy là gì? Anh quan tâm đến cả người anh chưa một lần gặp mặt, người có lẽ chỉ qua lời kể của bác lái xe. Một con người biêt cách sống tốt với mọi người chỉ đơn giản là qua sự quan tâm rất chân thành. Ngay trong uộc trò chuyện với ông họa sĩ việc anh thanh niên nhắc đi nhắc lại những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có thể hiện sự khiêm tốn trong lối nói và lối nghĩ. Không khoe mẽ, tự cao, anh coi mình cũng chỉ là con người thật bình thường và giản đơn như bao người khác. Thế cho nên việc ông họa sĩ tay hí hoáy vào cuốn sổ tì trên đầu gối khiến anh phải ngăn lại bởi anh thấy bản thân chưa xứng đáng với niềm vinh dự mà với anh thật lớn lao như thế. Không những không để ông họa sĩ vẽ mình, anh còn giới thiệu cho ông: ông kĩ sư vườn rau và đồng chí nghiên cứu khoa học – họ cũng cống hiến quên mình cho Tổ Quốc, cho xã hội, cho cuộc sóng mới. Anh có suy nghĩ thật đúng đắn khi thấy cuộc đời đẹp quá bởi có những người đang ngày đêm hết lòng hết sức lao động bằng trách nhiệm và tinh thần cao. Một diều khiến ông họa sĩ và ngay chính người đọc cũng ngỡ ngàng vì sự sắp xếp cuộc sống hết sức khoa học và ngăn nắp của anh thanh niên. Hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… – đó là vườn của do bàn tay của chàng trai trẻ tuổi này tạo dựng nên. Cuộc sống một mình mà muôn màu muôn vẻ rực rỡ sắc hoa. Phải là con người có nghị lực sống phi thường thì mới có thể có đời sống tinh thần phong phú đến như thế. Và ngay cả khi công việc trên trạm khí tượng này của anh đã có thể coi là yên ổn thì ngày ngày anh vẫn nhờ bác lái xe mua sách dưới xuôi gửi lên, anh vẫn  không ngừng trau dồi thêm vốn kiến thức để rồi anh lại có thể tìm ra một cái gì đó mà cống hiến hơn nữa cho một đất nước thời kì đổi mới này.

Những con người như anh thanh niên đang ngày ngày làm giàu có thêm cho đất nước Việt Nam. Anh là lớp người trẻ tuổi tiếp bước lòng nhiệt huyết lao động của lớp người đi trước như bác lái xe, ông họa sĩ… Anh thanh niên và chính vẻ đẹp tâm hồn của anh đã tác động mạnh mẽ tới ông họa sĩ và đặc biệt cô kĩ sư dưới xuôi lên Sa Pa nhận công tác. Và không chỉ các nhân vật trong truyện ngắn này mà ngay chính người đọc chúng ta cùng cần suy nghĩ nhiều hơn nữa về công việc lao động hiện tại của bản thân và sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa theo hướng tích cực để xã hội sẽ tốt đẹp hơn, phát triển hơn bởi có những con người với nhiều phẩm chất cao quý như anh thanh niên.

Thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa gấp lại để lại vấn vương cho mỗi người đọc. Đặc biệt nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người. Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên đánh giá lại bản thân.

3
0
Trần Nguyễn
27/06/2023 12:50:26

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng có trong mình nỗi khắc khoải rằng:

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng
Gian khổ biết giành phần ai”

Thì nhà thơ Thanh Hải đã tự nguyện lấy tuổi trẻ của mình để dâng cho đời, dâng cả “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho đất nước, cho quê hương. Và rồi có một “mùa xuân nho nhỏ” tuổi 20 lặng lẽ hiến dâng cho đời tuổi trẻ, công sức và trí tuệ của mình cho đất nước như thế trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Tình huống được Nguyễn Thành Long xây dựng nên đó là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và tình cờ của anh thanh niên làm việc một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy. Nhân vật chính của tác phẩm là anh thanh niên nhưng anh không trực tiếp kể câu chuyện này mà thông qua cuộc hội thoại giữa các nhân vật. Nhân vật được hiện lên trong khoảnh khắc với một số nét đẹp về phẩm chất: suy nghĩ đẹp, hành động đẹp và phong cách sống đẹp nhưng chưa được xây dựng tính cách hoàn chỉnh và chưa có cá tính nổi bật.

Các nhân vật phụ có vai trò làm nổi bật lên nhân vật chính, các nhân vật thì thường không có tên và dường như điều đó là cả ẩn dụ của tác giả, tác giả ý muốn nói đến những người vô danh đang ngày đêm thầm lặng, say mê cống hiến cho quê hương, đất nước.

Anh thanh niên 27 tuổi làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Quanh năm suốt tháng làm việc với sương mù và cây cỏ. theo như lời giới thiệu của anh lái xe thì anh là người “cô độc nhất thế gian”. Anh thèm người đến mức từng chặt cây ngáng đường xe chạy chỉ để được trông và nghe tiếng người nói mà thôi.

Công việc chính của anh là anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. công việc hằng ngày chỉ quanh quẩn với mấy chiếc máy ngoài vườn với nhiệm vụ đo lượng nắng, đo gió, đo mưa và tính giây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu, công việc đòi hỏi tính phải chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.

Tuy vậy, dù công việc có phần nhàm chán và tẻ nhạt lại còn cô đơn một mình nhưng anh chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và buồn, anh luôn nghĩ rằng “ta với công việc là đôi, công việc gắn liền với việc của bao nhiêu anh em, đồng chí đang làm dưới kia, công việc gian khổ thế đấy nhưng cứ cất nó đi cháu đến chết mất”. điều này cho thấy anh là con người sống và chiến đấu hết mình, không bao giờ cho mình được nghỉ ngơi, bởi công việc là niềm vui, là trách nhiệm, là nghĩa vụ, nếu mình chỉ cần sơ sẩy, không chú ý một lúc thôi là hậu quả hết sức khôn lường, ảnh hưởng tới cả một hệ thống, cả kế hoạch của ta.

Anh là người tràn trề nghị lực, vượt qua mọi cô đơn, gian khổ, gắn bó với công việc. 4 năm nay anh chưa một lần nghỉ phép về nhà, chưa bỏ sót lấy một lần nào việc bỏ sót những con số để báo cáo về cơ quan cho anh em, đồng đội, đồng nghiệp phân tích và tính toán. Anh là người yêu sách và ham đọc sách, anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình khoa học, trồng hoa, nuôi gà, trồng cây thuốc quý, nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng. Anh không để mỗi phút, mỗi giây anh ở đây còn sống và cống hiến thì anh không thể bỏ sót và lãng phí được.

Tính cách, phẩm chất đáng quý, sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, anh còn là người khiêm tốn, thành thực, là người ân cần, chu đáo, hiếu khách, anh cảm thấy vui sướng khi việc của mình làm không những góp phần cho sản xuất và còn đóng góp cho việc đấu tranh chống Mỹ thắng lợi. Anh thanh niên là tiêu biểu cho hàng ngàn thanh niên ngày đêm thầm lặng cống hiến cho đất nước.

Tác giả đã tài tình xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và bình luận. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói ca ngợi cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ vẻ đẹp của con người qua nhân vật anh thanh niên. Khẳng định con người lao động có ý nghĩa thầm lặng, niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích

Trong không khí đất nước đang náo nức và tưng bừng, phấn khởi để xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một thanh niên của thế hệ mới, chúng ta cần phải ra sức học tập và lao động hăng say để có thể đưa đất nước đi lên, sánh vai cùng với 5 châu bốn biển trên thế giới được.

Với nhan đề vừa mâu thuẫn nhưng lại vô cùng hợp lý, “lặng lẽ” những con người nơi đây đang âm thầm và làm việc một cách khẩn trương, để kịp hoàn thành nhiệm vụ giao cho cấp trên, lao động một cách hăng say, đầy nhiệt huyết của một tuổi trẻ đang trong độ tuổi nhiệt huyết nhất, công việc thầm lặng của họ lại có ý nghĩa lớn lao, đáng được tôn vinh. Truyện ngắn là tiếng nói, là bản hùng ca nhưng lại chỉ lặng lẽ, để mọi người hiểu và yêu mến những con người này thôi, tác giả hay anh thanh niên chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được đền đáp, công việc của mình lại có ý nghĩa to lớn như vậy.

Bên cạnh nhân vật chính thì còn có sự xuất hiện của các nhân vật khác, đó là bác lái xe, cô kỹ sư trẻ, bác họa sĩ. Truyện được kể theo ngôi kể thứ ba nhưng lại được nhìn theo điểm nhìn của ông họa sĩ. Hầu như người kể chuyện đã nhập vào điểm nhìn và tư tưởng của ông họa sĩ để quan sát và miêu tả cảnh thiên nhiên. Qua cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ thì nhân vật anh thanh niên được hiện lên rõ nét, đẹp hơn và có chiều sâu về tư tưởng.

Cô kỹ sư cũng là một hình tượng đẹp, một bức chân dung sáng ngời về tuổi trẻ tài cao và dám chinh phục ước mơ của mình. Trong cuộc gặp gỡ với anh thanh niên, những điều anh kể, những gì cô nghe thấy, khiến cô gái cảm thấy “bàng hoàng” cô hiểu thêm về cuộc sống phải sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên. Về thế giới của những người như anh. Đây là cái “bàng hoàng” lẽ ra cô nên biết từ lâu mà giờ cô mới biết, nó giúp cô đánh giá đúng hơn về mối quan hệ nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ.

Với cô, anh thanh niên giống như là người đi trước, khiến cô cảm thấy vững vàng hơn, tự tin hơn trên hành trình mà cô đã chọn, bên cạnh sự bàng hoàng thì đó là sự hàm ơn, nó không phải chỉ vì bó hoa mà còn vì một “bó hoa nào khác, bó hoa của một háo hức và hạnh phúc ngẫu nhiên anh cho thêm cô”.

Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ta thấy được tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ của mình để cống hiến trí tuệ và sức lực của mình vào sự nghiệp chung của đất nước. Những lời thơ của Tố Hữu là lời đúc kết về con đường mà thế hệ thanh niên chúng ta đang đi:

“Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu
Trên những tầng mây, những tầng núi đá
Hai bàn tay ta làm nên tất cả”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×