Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu như thế nào về khổ thơ

Em hiểu như thế nào về khổ thơ: 
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng 
Mênh mông không một chuyến đò ngang 
Không cầu gợi chút niềm thân mật 
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
78
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Khổ thơ là một đơn vị đo lường trong thơ ca, thường được sử dụng trong thơ ngũ ngôn và thơ tứ tuyệt của văn học Việt Nam truyền thống. Mỗi khổ thơ gồm có một số tiếng (âm tiết) cố định, thường là 7 hoặc 8 tiếng, và có một quy tắc về vần và ngữ điệu.

Trong đoạn thơ trên, có thể nhận thấy các đặc điểm của khổ thơ như sau:
- Mỗi dòng thơ có 7 tiếng, tuân thủ quy tắc về số tiếng của khổ thơ.
- Các dòng thơ không có vần, không cầu gợi chút niềm thân mật, điều này phù hợp với một số dạng khổ thơ không yêu cầu vần.
- Ngữ điệu của đoạn thơ lặng lẽ, trầm tư, phù hợp với nội dung của bài thơ.

Tóm lại, khổ thơ là một đơn vị đo lường và cấu trúc trong thơ ca, và nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên ngôn ngữ và ngữ điệu của một bài thơ.
2
0
thảo
30/06/2023 11:31:15
+5đ tặng
những lớp bèo dạt trôi nổi làm người đọc thấy rõ thân phận con người cũng chìm nổi, lênh đênh vô định. họ không làm chủ được thân phận cuar bản thân, giống như hình ảnh bèo trôi, vô định theo dòng nước. Đồng thời giữa một không giân rộng lớn được xem như cuộc đời con nguoif thì hình ảnh con người lại rất đáng thương, rất bé nhỏ giữa không gian rộng lớn, buồn tẻ.Qua đó ta còn cảm nhận được sự đau thương từ cảnh chia lìa, ly biệt đầy tiếc nuối. tUừ đó, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu quê hương , đất nước của một trí thức đối với cuộc đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đức Anh
30/06/2023 11:32:22
+4đ tặng
Trước mắt người đọc hiện lên một khung cảnh hắt hiu:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Từng đám bèo cứ lặng lẽ nối tiếp nhau trôi theo dòng nước mà không biết trôi về đâu, tựa như dòng đời bơ vơ, vô định, cảm thấy mình bất lực và nhỏ bé. Ở đây có sự đối lập giữa những thứ đang có và những thứ không có. Chỉ có dòng nước mênh mông với những cánh bèo nối tiếp nhau trôi trong vô định, không có lấy một cây cầu dù chênh vênh, không có lấy một con đò dù nhỏ bé. Hai bên bờ sông mà như hai thế giới, không có một chút liên hệ nào, dù gần mà cũng thành xa xôi không thể với tới. Hai bên bờ chạy song song, cùng “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”, ko chút thân mật, không chút giao hòa nào cả. Khung cảnh thiên nhiên ấy, cũng như tâm trạng của nhà thơ vậy. Giữa trời đất bao la nhưng không tìm được những tâm hồn đồng điệu với mình, không ai có thể hiểu mình. Nỗi cô đơn cứ thế chồng chất chất chồng, làm cho con người ta càng cảm thấy nhỏ bé giữa thiên nhiên, càng khao khát hơn sự đồng cảm, yêu thương.

 
1
0
Trần Nguyễn
30/06/2023 16:28:21
+3đ tặng

Huy Cận là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới của Việt Nam. Trước cách mạng tháng Tám, thơ ông chất chứa một nỗi buồn man mác, đó là nỗi buồn của người trí thức luôn đau đáu một nỗi niềm trước thời thế loạn lạc. "Tràng giang" được coi là bài thơ tiêu biểu nhất cho tài năng và phong cách sáng tác ấy. Đặc biệt, trong 2 khổ thơ cuối của bài, nhà thơ đã tái hiện đầy khắc khoải nỗi buồn thương, sầu não của một con người đang cảm thấy lạc lõng, cô độc giữa cuộc đời rộng lớn.

Nếu như những khổ thơ đầu, nhà thơ Huy Cận tập trung miêu tả khung cảnh sông nước, mây trời rộng lớn, rợn ngợp thì ở hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã trực tiếp bộc lộ tâm trạng phiền não và những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về kiếp người:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Hình ảnh "bèo dạt" không chỉ mang ý nghĩa tả thực về cảnh vật mà nhà thơ bắt gặp trên sông mà còn gợi ra sự nhỏ bé, trôi nổi lênh đênh của những kiếp người giữa cuộc đời rộng lớn. Sông nước mênh mông, rộng lớn nhưng buồn vắng đến cùng cực "Mênh mông không một chuyến đò ngang", dù cố gắng tìm kiếm nhưng nhà thơ không tìm thấy dù một "chút niềm thân mật". Câu thơ "Không cầu gợi chút niềm thân mật" tựa như một tiếng thở dài đầy bất lực của nhà thơ khi chẳng thể tìm kiếm được một chút hơi ấm của con người, của sự sống. Điệp từ "không" đã cực tả sự vắng lặng của không gian, nó phủ định tất cả những gì gắn kết giữa con người và thiên nhiên sông nước, không có con đò, không cầu, không chút niềm thân mật. Tất cả mở ra trước mắt của nhà thơ chỉ có sự rộng lớn, hoang vắng đến rợn ngợp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư