Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ có cách gieo vần như thế nào

               Bài thơ Trăng ơi từ đâu đến  
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
 
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
 
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời
 
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
 
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
 
Trăng ơi… từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…
 
1968
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968)
   Câu 1: Bài thơ có cách gieo vần như thế nào ?
       A: gieo vần lưng
       B: gieo vần chân
       C: gieo vần lưng kết hợp với chân
       D: gieo vần linh hoạt
   Câu 2: Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật nào trong bài? Vầng trăng đó được nhìn dưới mắt của ai ? 
     Câu 3: Bài thơ "Trăng ơi ... từ  đâu đến?" thể hiện tình cảm gì của nhân vật trữ tình?
     Câu 4 : Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ sau : 
                       Trăng ơi...từ đâu đến?
                        Hay từ một sân chơi
                        Trăng bay như quả bóng
                        Bạn nào đá lên trời.
     Câu 5: Từ cảm xúc với trong  bài thơ "trăng ơi ... từ đâu đến" của Trần Đăng khoa , em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của em với vầng trăng quê hương của mình.
                                        END.                                      
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
627
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Bài thơ có cách gieo vần lưng kết hợp với chân.
Câu 2: Hình ảnh vầng trăng gắn liền với cánh rừng xa, biển xanh diệu kỳ, sân chơi, lời mẹ ru, đường hành quân. Vầng trăng được nhìn dưới mắt của nhân vật trữ tình.
Câu 3: Bài thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" thể hiện tình cảm yêu quý, trữ tình của nhân vật đối với vầng trăng.
Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ trên là sử dụng hình ảnh so sánh. Hình ảnh "Trăng bay như quả bóng" tạo ra hình ảnh sinh động, thu hút sự chú ý của người đọc.
Câu 5: Từ cảm xúc của em với vầng trăng quê hương của mình có thể là tình yêu, sự tự hào và tình cảm thân thuộc. Em có thể cảm nhận sự mềm mại, thanh thoát và sự sáng rực của vầng trăng, đồng thời cảm nhận được sự gắn kết, tình yêu và niềm tự hào với quê hương của mình.
4
0
Kiên
09/07/2023 10:21:23
+5đ tặng
Câu 1: A
Câu 2: Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật như cánh rừng xa, biển xanh diệu kỳ, sân chơi, lời mẹ ru và đường hành quân. Vầng trăng được nhìn dưới mắt của nhân vật trữ tình.
Câu 3: Bài thơ "Trăng ơi… từ đâu đến?" thể hiện tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ và tò mò về vầng trăng của nhân vật trữ tình.
Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ trên là so sánh. Nó giúp tạo hình ảnh sống động và mạnh mẽ cho hình tượng trăng bay như quả bóng.
Câu 5: Tình cảm và cảm xúc của em với vầng trăng quê hương có thể khác nhau. Em có thể cảm nhận sự yên bình, đẹp đẽ và gắn kết với quê hương thông qua hình ảnh vầng trăng trong bài thơ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×