Trẻ biết ăn cơm không lẽ già thì không biết ăn cơm sao bạn ? Cho dù già hay là trẻ, thì cũng điều có quyền chi cầu hạnh phúc cho mình mà bạn. Còn trong câu ca dao này Bà già chủ động xem quẻ bói về chuyện thiệt hơn nếu mình lấy chồng. Chuyên lợi hay không lợi của việc lấy chồng không đặt ra đối với các cô gáỉ vì với họ, lấy chồng là tất nhiên; nhưng với bà già thì không được xã hội cho là bình thường nữa, ông thầy bói nói trắng giọng nước đôi của thầy bói: vừa có lợi, vừa không lợi (bởi mất răng). Cách trả lời của ông thầy bói cũng khéo léo. “Lợi " là phần thịt ở chân răng (mà bà già có thể chỉ còn lợi, chứ răng thì đã bị rụng); lợi được liên tưởng như vậy về nghĩa vì nó cùng trường từ vựng - ngữ nghĩa với răng", và lợi" cũng được hiểu là nội dung giải đáp của câu hỏi: “lợi chăng” (trái nghĩa với “hại "). Bài ca dao là một tiếng cười hóm hỉnh, nhằm điều chỉnh" những cảm xúc tình ái mạnh mẽ ở các lão bà, nếu những cảm xúc ấy có thật.