Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Du là một thiên tài văn học và ông được coi là Đại thi hào văn hóa của Việt Nam. Cả cuộc đời cầm bút, ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị, trong đó tiêu biểu có “Đoạn trường tân thanh” mà người Việt quen gọi nôm là “Truyện Kiều”. Trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1, có đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn trích độc đáo đã thể hiện được tài năng nghệ thuật miêu tả, khắc họa chân dung con người của Nguyễn Du, góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Bốn câu thơ cuối là lời bình của tác giả về cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Sau khi dựng lên bức chân dung của hai chị em Kiều - Vân, Nguyên Du đưa ra những lời nhận xét chung về cuộc sống của hai người. Họ sống trong một gia đình phong lưu, rất gia giáo và họ đang sống trong tầm tuổi sắp sửa được phép thành lập gia đình. Thành ngữ “trướng rủ màn che” để chỉ một lối sống kín đáo, đây là lối sống của tiểu thư con nhà gia giáo, sống trong bốn bức tường, ít khi giao tiếp bên ngoài để học nữ công gia chánh rất là khuôn phép. Hình ảnh “ong bướm” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những người đàn ông tán tỉnh phụ nữ không có mục đích tốt đẹp. Và với những loại người ấy, hai chị em Kiều không thèm để ý tới.
Bốn câu thơ cuối là những lời bình luận chung của tác giả về hai chị em. Hai nàng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, phong lưu. Cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” đầy bình lặng, chưa từng va vấp với thế giới bên ngoài. Họ luôn được sống trong tình yêu thương và che chở của cha mẹ. Cả hai người đều đã đến tuổi cập kê, kết tóc se duyên nhưng họ vẫn còn hết sức trong sáng.
Để khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng hàng loạt ẩn dụ: “mây, trăng, hoa, tuyết” - những hình ảnh nổi bật của thiên nhiên để làm nổi bật nhan sắc của hai nàng. Đồng thời để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du còn sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả Vân trước, Kiều sau để làm bật chân dung Thúy Kiều. Ngoài ra, ông còn sử dụng nghệ thuật nhân hóa để ngầm dự báo số phận hai người. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên “thua, nhường” dự báo sau này cuộc đời nàng sẽ yên bình, phẳng lặng. Vẻ đẹp của Thúy Kiều bị thiên nhiên “ghen, hờn”, dự báo cuộc đời nhiều gian nan, sóng gió.
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng tinh tế tài hoa, Nguyễn Du đã phác họa thành công vẻ đẹp, tài năng của hai chị em Thúy Kiều. Đồng thời từ chân dung của họ gợi lên tính cách, số phận sau này. Đó là những chân dung mang tính cách số phận.
Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mỹ lệ nhất. Hai bức tranh mỹ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Nguyễn Du là một thiên tài văn học và ông được coi là Đại thi hào văn hóa của Việt Nam. Cả cuộc đời cầm bút, ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị, trong đó tiêu biểu có “Đoạn trường tân thanh” mà người Việt quen gọi nôm là “Truyện Kiều”. Trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1, có đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn trích độc đáo đã thể hiện được tài năng nghệ thuật miêu tả, khắc họa chân dung con người của Nguyễn Du, góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Bốn câu thơ cuối là lời bình của tác giả về cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Sau khi dựng lên bức chân dung của hai chị em Kiều - Vân, Nguyên Du đưa ra những lời nhận xét chung về cuộc sống của hai người. Họ sống trong một gia đình phong lưu, rất gia giáo và họ đang sống trong tầm tuổi sắp sửa được phép thành lập gia đình. Thành ngữ “trướng rủ màn che” để chỉ một lối sống kín đáo, đây là lối sống của tiểu thư con nhà gia giáo, sống trong bốn bức tường, ít khi giao tiếp bên ngoài để học nữ công gia chánh rất là khuôn phép. Hình ảnh “ong bướm” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những người đàn ông tán tỉnh phụ nữ không có mục đích tốt đẹp. Và với những loại người ấy, hai chị em Kiều không thèm để ý tới.
Bốn câu thơ cuối là những lời bình luận chung của tác giả về hai chị em. Hai nàng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, phong lưu. Cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” đầy bình lặng, chưa từng va vấp với thế giới bên ngoài. Họ luôn được sống trong tình yêu thương và che chở của cha mẹ. Cả hai người đều đã đến tuổi cập kê, kết tóc se duyên nhưng họ vẫn còn hết sức trong sáng.
Để khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng hàng loạt ẩn dụ: “mây, trăng, hoa, tuyết” - những hình ảnh nổi bật của thiên nhiên để làm nổi bật nhan sắc của hai nàng. Đồng thời để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du còn sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả Vân trước, Kiều sau để làm bật chân dung Thúy Kiều. Ngoài ra, ông còn sử dụng nghệ thuật nhân hóa để ngầm dự báo số phận hai người. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên “thua, nhường” dự báo sau này cuộc đời nàng sẽ yên bình, phẳng lặng. Vẻ đẹp của Thúy Kiều bị thiên nhiên “ghen, hờn”, dự báo cuộc đời nhiều gian nan, sóng gió.
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng tinh tế tài hoa, Nguyễn Du đã phác họa thành công vẻ đẹp, tài năng của hai chị em Thúy Kiều. Đồng thời từ chân dung của họ gợi lên tính cách, số phận sau này. Đó là những chân dung mang tính cách số phận.
Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mỹ lệ nhất. Hai bức tranh mỹ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |