Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà thơ Huy Cận được biết đến là một nhà thơ tài hoa với khả năng và sức sáng tạo dồi dào, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ được đông đảo thế hệ con người Việt Nam biết đế và trân trọng. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ra khơi của con người được thể hiện qua hai khổ thơ đầu bài.
Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiêu lúc chiều tà:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Khi ánh mặt trời ở phía đằng Đông ngả về phía Tây, cánh cửa màn đêm của vũ trụ như khép lại sau một chu trình hoạt động thì những người ngư dân lại bắt đầu dong thuyền ra khơi đánh cá. Mặt trời được so sánh với hòn lửa đỏ rực đang dần dần lặn xuống biển sâu. Vũ trụ là một ngôi nhà lớn mà màn đêm là cánh cửa, ngọn sóng là then. Chính vào thời điểm ấy ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải phóng. Từng đoàn, từng đoàn thuyền lần lượt nhổ neo tiến về biển lớn đại dương. “Câu hát căng buồm” là một ẩn dụ đẹp, biểu trưng cho tâm hồn lạc quan, niềm vui và sức mạnh của con người lao động. Tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Tâm tư của người đánh cá gửi gắm trong tiếng hát: phấn khởi, say mê với công việc và niềm hi vọng tin tưởng sẽ bắt được nhiều cá tôm, đem về làm giàu cho tổ quốc.
Tiếp nối câu hát ở khổ thơ thứ nhất, khổ thơ thứ hai tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người:
Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt nỗi nhọc nhằn vất vả, đem lại niềm vui và sức mạnh cho con người đang chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Sự giàu có của biển Đông được thể hiện qua hình ảnh các loài cá: cá bạc, cá thu được so sánh “như đoàn thoi” thể hiện sự giàu có của biển cả cũng như niềm hi vọng lớn lao của con người vào một chuyến ra khơi đánh bắt thành công. Ở hai câu thơ cuối, Huy Cận như nhập thân vào người lao động, thể hiện niềm mong mỏi của người ngư dân có thể bắt được nhiều cá tôm. Cách xưng hô thân thiết mời gọi ấy càng kéo gần khoảng cách giữa mẹ thiên nhiên và con người, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng giản dị, chất phác của người ngư dân trên biển cả, ngày ngày hăng say với công việc lao động.
Hai khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng đã phần nào biểu lộ được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người chân thành, chất phác của miền biển cũng như giúp ta có thêm niềm tin yêu, tự hào, hãnh diện về một thế hệ anh dũng đi trước. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung không chỉ góp phần to lớn làm phong phú nền văn học Việt Nam mà còn giúp chúng ta thêm tự hào về nền thơ văn nước nhà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |