Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích đặc điểm của bác Hồ trong bài thơ đêm nay bác không ngủ (phân tích bác hồ chứ không phải phân tích bài thơ)

viết bài văn phân tích đặc điểm của bác Hồ trong bài thơ đêm nay bác không ngủ (phân tích bác hồ chứ không phải phân tích bài thơ)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
103
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đêm nay bác không ngủ" là một tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Tố Hữu, được viết vào năm 1965. Trong bài thơ này, Tố Hữu đã phân tích và tả đặc điểm của Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã dẫn dắt cuộc cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.

Đầu tiên, Bác Hồ được miêu tả là một người lãnh đạo kiên cường và quyết tâm. Tác giả sử dụng những từ ngữ như "đứng vững", "chống chọi", "đấu tranh", "không ngủ" để diễn tả sự kiên nhẫn và sự hy sinh không ngừng nghỉ của Bác Hồ trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc. Bác Hồ được tưởng tượng như một ngọn đèn sáng, chiếu sáng cho đất nước và nhân dân Việt Nam.

Thứ hai, Bác Hồ được miêu tả là một người có tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc. Tác giả sử dụng những từ ngữ như "tình thương", "lòng nhân ái", "đau khổ" để diễn tả tình cảm của Bác Hồ dành cho nhân dân. Bác Hồ luôn quan tâm đến cuộc sống và khó khăn của nhân dân, và luôn cống hiến hết mình để xây dựng một xã hội công bằng và giàu mạnh.

Cuối cùng, Bác Hồ được miêu tả là một người có tầm nhìn xa vời và sự thông thái. Tác giả sử dụng những từ ngữ như "trí tuệ", "tầm nhìn", "thông thái" để diễn tả khả năng lãnh đạo và quyết định của Bác Hồ. Bác Hồ luôn nhìn xa trông rộng, đưa ra những quyết định đúng đắn và chiến lược phù hợp để đưa đất nước Việt Nam đi đúng hướng phát triển.

Tóm lại, trong bài thơ "Đêm nay bác không ngủ", Tố Hữu đã phân tích và tả đặc điểm của Bác Hồ - một người lãnh đạo kiên cường, có tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc, và có tầm nhìn xa vời và sự thông thái. Bài thơ này là một tác phẩm ca ngợi và tôn vinh Bác Hồ, người đã dẫn dắt cuộc cách mạng Việt Nam đến thành công.
1
0
Tr Hải
27/07/2023 18:35:55
+5đ tặng

Hình tượng Bác Hồ - vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc vẫn luôn sống mãi trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Vì thế, có những vần thơ, những con chữ đã được cất lên nhằm thể hiện niềm cảm phục, lòng biết ơn trước tấm gương vĩ đại đó, trong đó bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là tác phẩm thể hiện rõ điều này.

Mặc dù Bác luôn dành được sự tôn trọng tuyệt đối từ nhân dân nhưng Người không bao giờ tự tạo cho mình một cuộc sống riêng tư mà luôn hòa mình vào cuộc sống của nhân dân lao khổ và những người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với lưỡi hái tử thần. Giữa đêm khuya, dưới ánh lửa bập bùng, hình ảnh Người hiện lên rất đỗi bình dị, thân quen:

“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Chân dung Bác đã được phác họa dưới đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Người đã sưởi ấm trái tim người chiến sĩ không chỉ bằng sự lắng lo, thao thức mà còn bằng những hành động cụ thể:

“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”

Với cương vị là một vị lãnh đạo nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Vì thế Người luôn thấu hiểu những khó khăn, gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp:

“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”

Hình ảnh so sánh thật độc đáo đã cho thấy tấm lòng bao la của vị chủ tịch kính yêu.

Và khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên vẫn thấy Bác thao thức không ngủ. Sự thao thức đó xuất phát từ tấm lòng của một vị lãnh tụ yêu nước thương dân, dành tình thương bao la, vĩ đại của mình cho mọi chúng sinh:

“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”

Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không chỉ thể hiện ở hành động quan tâm những người chiến sĩ đang yên giấc bên cạnh Người mà tấm lòng của Bác vẫn đau đáu khi nghĩ đến lực lượng dân công đang chống chọi với thời tiết giá lạnh, mưa gió nơi rừng thiêng nước độc. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Hình ảnh Bác trăn trở không nguôi giữa đêm khuya bên ánh lửa hồng đã gợi nhắc đến hai câu thơ trong bài thơ “Cảnh khuya”:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Như vậy, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người vẫn lắng lo cho vận mệnh của dân tộc, thấu hiểu những gian khổ của nhân dân cùng những hiểm nguy mà người chiến sĩ phải đối mặt. Chính tấm lòng giàu lòng nhân ái đó đã khiến cho anh đội viên cảm thấy ấm áp, cảm phục:

“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”

Những câu thơ vang lên như lời đúc kết mang tính chân lí về con người, về nhân cách của Bác. Việc Bác không ngủ đã trở thành một lẽ thường tình. Trong cuộc đời làm cách mạng nhiều sóng gió, Bác đã từng trải qua nhiều đêm không ngủ như thế nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân và lo lắng cho vận mệnh dân tộc, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của Người.

Tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ” đã vẽ nên bức chân dung ngời sáng của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn. Đồng thời thể hiện sự cảm phục, tình cảm yêu mến của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Khang
27/07/2023 18:41:32
+4đ tặng
0
0
Trang Nhung
27/07/2023 19:03:36
+3đ tặng

Mở bài

- Giới thiệu tác giả:
+ Minh Huệ là nhà thơ hiện đại Việt Nam.
+ Để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị như: Dòng máu Việt Hoa (1954); Tiếng hát quê hương (1959); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Đất chiến hào (1970)...
- Giới thiệu tác phẩm: "Đêm nay Bác không ngủ" là một trong số những bài thơ nổi tiếng và làm nên tên tuổi của ông.
 

2. Thân bài

* Khái quát chung
- Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
- Bài thơ miêu tả khi mọi người ngủ ở túp lều tranh → thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc.

* Vẻ đẹp của Bác qua tấm lòng yêu thương, sự quan tâm chăm sóc mà Bác dành cho bộ đội, cho nhân dân.
- Hình ảnh giản dị của vị lãnh tụ ngồi bên bếp lửa, trong đêm đông mở đầu bài thơ.
- Hình ảnh Bác quan tâm, chăm sóc mọi người qua những hành động như "dém chăn" cho từng người, nhẹ nhàng cẩn thận sợ mọi người thức giấc...
- Vẻ đẹp phi thường hoà quyện với cái bình thường trong cuộc nói chuyện với anh bộ đội.
 

* Vẻ đẹp của Bác được thể hiện ở sự biết ơn của anh đội viên dành cho Bác.
- Anh đội viên là người đã chứng kiến mọi hành động của Bác, tham gia vào câu chuyện cùng Bác.
- Chứng kiến hành động của Bác anh đội viên đi từ cảm xúc băn khoăn, ngạc nhiên rồi đến quan tâm, lo lắng và biết ơn Bác.
→ Tác giả đã khéo léo thể hiện tình cảm, sự biết ơn của mình dành cho Bác qua hình ảnh anh đội viên.

* Đánh giá

- Thể thơ năm chữ kết hợp với các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm → hình ảnh Bác hiện lên qua câu chuyện mà anh đội viên chứng kiến mà còn thể hiện được tình cảm của mình dành cho Bác.
 

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của bài thơ
nhớ đánh giá 5đ nhé để có được câu trl đúng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo