Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

“Phân tích bải thơ “Thương vợ” của Trân Tế Xương"

Phân tích bải viêt tham khảo
“Phân tích bải thơ “Thương vợ” của Trân Tế Xương”

•Bài viết đã giới thiệu những gì về bài thơ “Thương vợ” trong đoạn văn mở đầu?

•Bài viết đã phân tích những nội dung nào trong bài thơ "Thương vợ” (Hình tượng người vợ được khắc hoạ với đặc điểm gì? Bài thơ thể hiện những cảm xúc, tâm trạng nào của tác giả?)

•Bài viết đã chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật gì ở bài thơ “Thương vợ? (Thể thơ, đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, bút pháp trữ tình hoà quyện cùng bút pháp trào phúng)
( no mạng ạ, nãy h nhìu ng trả lời chả đúng so vs câu hỏi :( )
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
301
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài viết giới thiệu về bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương, đề cập đến tác giả và tác phẩm, nhấn mạnh rằng bài thơ này là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Trần Tế Xương và thể hiện tình yêu thương sâu sắc của ông dành cho vợ.

Bài viết đã phân tích về hình tượng người vợ trong bài thơ "Thương vợ". Người vợ được khắc hoạ là một người phụ nữ hiền hậu, chăm sóc gia đình và chồng con một cách tận tụy. Bài thơ thể hiện sự biết ơn và tình yêu thương của tác giả dành cho người vợ, đồng thời cũng thể hiện sự nhận thức về vai trò và đóng góp của người phụ nữ trong gia đình.

Bài viết cũng chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ "Thương vợ". Thể thơ của bài thơ là thể lục bát, đề tài xoay quanh tình yêu thương gia đình. Thi liệu của bài thơ là những hình ảnh và tình huống thường ngày trong cuộc sống gia đình. Ngôn ngữ của bài thơ đơn giản, gần gũi, tạo nên sự thân thiết và chân thực. Bút pháp trữ tình và bút pháp trào phúng được kết hợp một cách khéo léo, tạo nên sự hài hòa và sắc sảo trong bài thơ.

Tóm lại, bài viết đã giới thiệu về bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương, phân tích về hình tượng người vợ, cảm xúc và tâm trạng của tác giả, cũng như chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
1
0
Lượng
03/08/2023 13:27:23

Trần Tế Xương hay còn có bút danh là Tú Xương, ông là một tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm mang chất trào phúng và trữ tình. Ông chỉ sống 37 tuổi và học vị tú tài, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Ông để lại khoảng 100 tác phẩm gồm: thơ, văn tế, phú, câu đối. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Thương vợ”. Một bài thơ tô đọng trong đó là những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó vì hạnh phúc của chồng con. Bài thơ được Tú Xương viết như sau:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với bố cục được chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết. Mỗi phần hai câu nhằm khắc họa một cách sắc nét hình ảnh bà Tú- vợ Tú Xương, cũng như đang nói lên một phần nào đó hình ảnh người phụ nữ ở xã hội xưa.

Trong hai cầu đề Tú Xương đã giới thiệu một cách khái quát về công việc của bà Tú. Đó là sự tần tảo “quanh năm” buôn bán ở mom sông, việc mua bán này không hề có cửa tiệm hay vốn liếng nhiều. Đây là một công việc vất vả, cực nhọc, thu nhập bất ổn sông bà Tú vẫn đang “nuôi đủ” năm con với một chồng mà không một lời oán trách. Trong câu này, tác giả tách mình một bên, con một bên nhằm nhấn mạnh việc, mặc dù ông đỗ tú tài nhưng không được làm quan, phải đặt gánh nặng lên đôi vai của người vợ, người mà ông yêu thương. Câu thơ như là lời trách nặng nề của tác giả đối với chính bản thân mình, Nhưng qua câu thơ ta cũng thấy được cái tình cảm yêu thương mà Tú Xương dành tặng cho vợ mình.

Để diễn tả một cách cụ thể hơn sự vất vả trong công việc của bà Tú, trong hai câu thực tác giả đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam để biến thành “thân cò” nhằm thể hiện sự lặn lội vất vả của bà Tú trong công việc mưu sinh hàng ngày tại nơi “quãng vắng”. Bên cạnh đó, Tú Xương còn khái quát một cách sinh động cảnh bán buôn ở mom sông của bà Tú qua câu “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Đó là hình ảnh nhốn nháo, tranh chấp mua bán của nhiều con người có công việc như bà Tú. Nhìn chung, cuộc đời bà Tú không ít khó khăn gian khổ.

Sự khó nhọc, vất vả của bà Tú không được dừng lại ở hai phần đề và thực mà nó còn tăng lên ở phần luận. Bằng việc sử dụng hai câu thuật ngữ “một duyên, hai nợ” và “năm nắng mười mưa” tác giả đã toát lên sự hi sinh cao cả của bà Tú, đó là việc chấp nhận số phận chăm lo cho chồng con và dù nắng hay mưa cũng không bỏ việc. Ở đây, Tú Xương đã nêu lên đức tính tốt đẹp của bà Tú nói riêng và người phụ nữ nói chung, đó là sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại, sẵn sàng hi sinh vì gia đình. Đồng thời qua đây tác giả cũng bộc lộ nỗi niềm biết ơn và quý trọng đối với bà Tú.

Cùng với quý trọng và biết ơn bà Tú ở hai câu luận, thì hai câu kết là một cách nói ngao ngán về nỗi niềm tâm sự của tác giả- Tú Xương. Một lời thở dài về “cái thói đời” ông nhắc đến chính là cái xã hội lúc bấy giờ- một xã hội mang tính nửa tây nửa ta, nửa phong kiến, nửa thực dân với những tư tưởng và đạo lí bị suy thoái. Bên cạnh ông tự trách bản thân sao mà “ăn ở bạc” thi cử hoài mà không đỗ đạt, chẳng thể làm quan, không giúp được gì cho vợ con, đẩy vợ con phải chịu khổ vì mình. Cuối cùng mọi thứ đúc kết trong lời than đầy xót xa của Tú Xương

“Có chồng hờ hững cũng như không”.

Tóm lại “Thương vợ” là một bài thơ hay mang đậm giá trị cảm xúc của Tú Xương. Nó hay trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong ca dao, thành ngữ của Tú Xương. Bài thơ lại mang đậm cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, nói lên tình cảm yêu thương, sự quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện đức tính đẹp của người phụ nữ Việt Nam xã hội xưa nói chung và bà Tú nói riêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×