Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Bài 4: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Khi vũ trụ còn hỗn mang, mờ mịt, Chử Lầu (vua trời) thấy buồn liền gọi ông
Chày tạo ra bầu trời và bà Chày tạo ra trần gian. Làm xong bầu trời, ông Chày nhìn
xuống thấy bà Chày cũng đã làm xong mặt đất. Ông thấy đất quá rộng liền bảo:
Bầu trời vòm lại hẹp, mặt đất phẳng mà rộng, làm sao nhìn hết được nhau.
Bà nắn lại đất cho khớp đi.
Bà Chảy nghe lời, nắn đất làm cho mặt đất nhăn nhúm, lồi lõm. Chỗ trồi lên
thành núi đồi, chỗ lún xuống thành thung lũng, biển hồ.
Đất bị nằn như thế, thấy đau ran khắp mình mấy. Rồi một chỗ căng phồng lên,
nứt ra. Thế là đất trở dạ, sinh đôi, được hai người: gái Gầu Á và trai Gầu Âu. Đây
cũng là hai nhân vật thần thoại của người Hmông. Cả hai lớn nhanh giúp ông Chày,
bà Chảy tu sửa bầu trời và mặt đất, rồi thành vợ thành chồng với nhau. Gầu Á
mang thai, nhưng đẻ con từ ngón tay cái. Cũng đẻ sinh đôi. Đứa lớn đặt tên là Chề
Lù, đứa sau đặt tên là Chề Blù. Đôi trai gái này lớn khôn thành vợ chồng, tiếp tục
công việc xây dựng bầu trời, mặt đất
(Truyện thần thoại H'Mông, Theo Mã A Lềnh và Từ Ngọc Vụ sưu tầm và dịch, in
trong "Tiếp cận văn hoá H'Mông”, NXB Văn hoá dân tộc năm 2014)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Xác định thời gian, không gian trong truyện kể trên.
Câu 3: Tìm những chi tiết kì ảo, tưởng tượng được sử dụng trong văn bản. Theo
em, những chi tiết kì ảo, tưởng tượng ấy có ý nghĩa gì?
Câu 4: Nếu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 5: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian
trong truyện kể trên. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?
Câu 6: Truyện kể trên có những chi tiết nào giống và khác với truyện "Thần Trụ trời”
mà em đã học?
1 Xem trả lời
1.068