Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Vì sao nhà thơ đặt nhan đề của bài là Đồng chỉ mà không phải là Đồng đội?

Ai giúp mình làm bài 4 với ????????????????????????
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Luyện văn 9 – 2023, 2024
ĐỀ LUYỆN SỐ 4
GV : Đinh Thị Cúc Phương
ĐỀ LUYỆN THI VÀO 10
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I: ( 65 điểm ) Đồng chỉ là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Chính Hữu ca ngợi người lính
vệ quốc trong kháng chiến chống Pháp.
1. Nếu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. (0,5 điểm)
2. Vì sao nhà thơ đặt nhan đề của bài là Đồng chỉ mà không phải là Đồng đội? (1 điểm)
3. Xác định những từ thuộc trường từ vựng thái độ, cảm xúc của con người trong những câu 8, 9, 10 của
bài thơ. Nêu tác dụng của những từ đó trong việc khắc họa vẻ đẹp của người lính? (1 điểm)
4. Trong bài thơ, nhà thơ có viết:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vùng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh và
Miệng cười buổi giả
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Em hãy viết đoạn văn theo phép lập luận theo cách diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ biểu hiện tình đồng
chí của người lính trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc và
một từ láy. Gạch chân và chú thích rõ. (3.5 điểm)
5. Kể tên một tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn THCS cũng ca ngợi vẻ đẹp của
người lính trong cuộc kháng chiến. (0,5
điểm)
PHẦN II: (3.5 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận,
và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc
phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi
nghĩ.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị đuối sức và
chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên
đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
(Trích Lỗi lầm và sự biết ơn – Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Tr.160)
1-
1, Xác định lời dẫn và kiểu lời dẫn trong đoạn văn thứ nhất của phần trích trên. (0,5 điểm)
2, Khi cảm thấy bị xúc phạm, nhân vật anh đã có hành động gì? Qua đó, em hiểu được điều gì về nhân vật anh? (1
điểm)
3, Hãy bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, trình bày suy nghĩ của em về ý kiến:
Tha thứ sẽ mang lại cho con người niềm hạnh phúc trong cuộc sống. (2 điểm)
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
550
2
0
Ngoc Trinh
11/08/2023 22:15:03
+5đ tặng

Nhà thơ đặt nhan đề là Đồng chí mà không phải là Đồng đội vì: Đồng đội là chỉ những người cùng chung một đội, cùng giúp đỡ lẫn nhau.Còn đồng chí là chỉ những người ở trong cùng một tập thể, có cùng chung chí hướng, lí tưởng, nhiệm vụ.Đây là hai từ đồng nghĩa nhau.Tuy nhiên, từ đồng chí mang ý nghĩa rộng, khái quát hơn, bao hàm được cả ý nghĩa của từ đồng đội.Ngoài ra, nó cũng phù hợp hơn với ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc

3.3.

- Những từ thuộc trường từ vựng chỉ thái độ, cảm xúc của con người trong những câu 8,9,10 của bài thơ: mặc kệ, nhớ

- Tác dụng của những từ đó trong việc khắc họa vẻ đẹp người lính: giúp người đọc thấy được vẻ đẹp của người lính.Họ tạm rời xa quê hương, gửi ruộng nương cho bạn thân cày; mặc kệ gian nhà không bị gió lung lay cũng như những người thân đang ngày ngày chờ đợi,  mong họ bình an trỏ về.Không phải những người lính không quan tâm tới quê nhà mà họ quyết tâm ra đi, lên đường nhập ngũ vì mục đích cao cả hơn - bảo vệ Tổ quốc.Khi Tổ quốc sạch bóng quân thù, chắc chắn quê hương của những người chiến sĩ sẽ được bình yên, hạnh phúc

5.5.

- Một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS cũng ca ngợi vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến, đó là: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×