Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

Cảm nhận của em về đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"
2 trả lời
Hỏi chi tiết
58
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là một phần trong tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố. Em cảm nhận rằng đoạn trích này mang đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tình yêu của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đầu tiên, em cảm nhận được sự đau khổ và bất công mà nhân vật chính Thúy Kiều phải chịu đựng. Thúy Kiều là một người phụ nữ thông minh, tài năng và đáng yêu, nhưng cuộc đời lại không đối xử công bằng với cô. Cô bị ép buộc vào cuộc hôn nhân không mong muốn và phải chịu đựng sự bạo lực từ chồng mình. Điều này khiến em cảm thấy đau lòng và tức giận vì sự bất công mà Thúy Kiều phải trải qua.

Thứ hai, em cảm nhận được tình yêu chân thành và sự đoàn kết giữa các chị em trong câu chuyện. Dù cuộc sống không đối xử công bằng với họ, nhưng các chị em vẫn luôn ủng hộ và giúp đỡ nhau. Họ chia sẻ những nỗi buồn, những niềm vui và tạo ra một mạng lưới hỗ trợ cho nhau. Điều này cho thấy sự mạnh mẽ và lòng nhân ái của những người phụ nữ trong xã hội đó.

Cuối cùng, em cảm nhận được sự mưu mô và tham vọng của nhân vật chính. Thúy Kiều không chịu đầu hàng trước số phận và luôn cố gắng tìm cách để tự cứu mình và gia đình. Cô sẵn lòng hy sinh và đối mặt với những nguy hiểm để đạt được mục tiêu của mình. Điều này cho thấy sự kiên nhẫn và quyết tâm của Thúy Kiều trong cuộc sống.

Tổng quan, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" mang đến cho em một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tình yêu của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nó gợi lên trong em những cảm xúc về sự bất công, lòng nhân ái và sự kiên nhẫn trong cuộc sống.
1
0
Bảo Anh
14/08/2023 19:37:40
+5đ tặng

“Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc”. Thật vậy, “Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu của vị đại thi hào dân tộc, một “Danh nhân văn hóa lớn của thế giới”. Ở đó, người đọc vừa say mê trước vẻ đẹp toàn vẹn của người thiếu nữ vừa đau đớn, thương xót cho một phận đời bạc bẽo. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của tác phẩm, khắc họa cuộc sống, vẻ đẹp và dự báo tương lai của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.

Ở những câu thơ đầu tiên, Nguyễn Du giới thiệu với độc giả hai người con gái của viên ngoại họ Vương:

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Thoạt đầu, bốn câu thơ cất lên, người đọc hình dung ra hai thiếu nữ xinh đẹp “hai ả tố nga”, người em tên Thúy Vân còn người chị là Thúy Kiều. Mỗi người mang một nét đặc trưng riêng tựa như hai loài hoa khác nhau, nhưng đều đẹp tuyệt mỹ, tỏa sắc, tỏa hương “mười phân vẹn mười”. Đó là một vẻ đẹp tròn đầy, cả vẻ bề ngoài lẫn nhân cách, tài năng. Cốt cách của họ được Nguyễn Du ví như “mai” như “tuyết”, trong sáng, thanh thuần, mộc mạc.

Vẻ đẹp của người em gái Thúy Vân hiện lên rõ nét, ngắn gọn trong bốn câu thơ tiếp theo:

Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Nàng Vân có một vẻ đẹp mà không ai có thể có được “khác vời”. Đó là vẻ đẹp đầy sự sang trọng, quý phái, đoan trang, xứng đáng là một thiếu nữ đài các. Nét đẹp của nàng Vân được họa nên bằng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng: khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu tựa mặt trăng, đôi lông mày rậm rạp, sắc nét.

Những hình ảnh ước lệ như càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng. Tính cách nhã nhặn, ôn nhu, cười tươi tựa hoa nở, lời nói đều là lời vàng, ý ngọc. Vẻ đẹp đó đã đạt tới mức khiến sự vật xung quanh phải e thẹn, kính nể “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Những hình ảnh nhân hóa “thua, nhường” dự báo cho một cuộc sống êm đềm, thuận lợi của Thúy Vân.

Nhà thơ miêu tả về Thúy Vân như làm nền, đòn bẩy để làm tăng thêm nét đẹp của Thúy Kiều. Khi miêu tả Vân chỉ gói gọn trong bốn câu thơ nhưng khi nói về Kiều, thi nhân đã dành hẳn mười hai câu thơ, đủ để nhận thấy tác giả có cảm tình thế nào với phận hồng nhan, bạc mệnh này:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Vân đã đẹp đến thiên nhiên cũng phải kiêng dè, Kiều lại đẹp hơn nhiều lần: “càng sắc sảo mặn mà”, “phần hơn”. “Sắc sảo” chính là nét đẹp trưởng thành, thông tuệ. Để có thể khắc họa một cách chân thực nhất sắc đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khai thác triệt để thủ pháp ước lệ, các hình ảnh tượng trưng, đặc biệt tập trung vào đôi mắt “làn thu thủy”. Đôi mắt nàng trong trẻo, bình lặng và ẩn chứa nhiều tâm sự.

Từ đôi mắt ấy, ta cảm nhận được một tâm hồn đa sầu, đa cảm, giàu tình yêu thương của nàng. Bên cạnh đôi mắt như làn nước mùa thu, cặp lông mày được ví là “nét xuân sơn”. Như dáng núi mùa xuân, giúp chúng ta liên tưởng đến đôi mày liễu, gọn mảnh, cong, mang đến vẻ đẹp xuân sắc cho cả khuôn mặt. Đó cũng là một nét đẹp tuyệt hiếm có, biểu lộ tính cách nhu thuận, dịu dàng của người phụ nữ.

Nhưng tại sao không trực tiếp ví đôi lông mày của nàng như lá liễu mà phải ví như núi mùa xuân. Bởi cuộc đời nàng cũng truân chuyên, khúc khủy, lên xuống gập ghềnh tựa như núi. Không chỉ như vậy, vẻ đẹp thuần khiết, tự nhiên của nàng còn có thể làm “nghiêng thành, nghiêng nước”, giao tranh kịch liệt mà hoa, liễu cũng phải hờn ghen. Phải chăng số trời đã báo trước về cuộc sống mai sau của Thúy Kiều sẽ không được êm đềm, hạnh phúc, ngược lại luôn phải chịu nhiều điều bất hạnh, bi thương.

Phân tích chị em thúy kiều ta thấy về nhan sắc, Thúy Kiều đã hơn Thúy Vân một bậc còn về tài năng lại càng giỏi hơn mấy phần:

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Tư tưởng Nho giáo cho rằng người phụ nữ không cần quá xuất sắc về mọi mặt thì đã có thể hạnh phúc vẹn tròn, tiêu biểu cho hình mẫu của Thúy Vân; còn ngược lại phụ nữ mà vừa có nhan sắc, lại còn có tài giỏi thì bạc mệnh.

Đây là sự ảnh hưởng của tư tưởng thời bấy giờ đến thơ ca của thi sĩ. Nhà thơ cho rằng: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Thúy Kiều vốn là thần đồng từ nhỏ, trí thông minh do trời phú. Thêm vào đó, những ngón nghề cầm, kỳ, thi, họa nàng đều thông thạo, giỏi giang.

Mà đặc biệt nhất là tài năng âm nhạc của nàng: “Cung thương làu bậc ngũ âm/Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Nàng có thể tự mình sáng tác nhạc, phổ nhạc, viết lên tiếng lòng của kẻ đa sầu cũng là cuộc đời lắm bạc bẽo, đau thương của nàng “một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”, thật khiến cho người ta đau lòng. Cũng bởi “chữ tài đi với chữ tai một vần.”

Khép lại đoạn trích, Nguyễn Du mở ra không gian sống khá giả, êm đềm của hai thiếu nữ:

Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê,
Êm đềm trướng rủ màn che.
Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Xinh đẹp, tài năng, đã đến tuổi lấy chồng và được nhiều người theo đuổi “ong bướm đi về”, Kiều và Vân sống trong khuôn phép, gia giáo “trướng rủ màn che”, cứ chuyên tâm sống một đời êm đềm, hạnh phúc.

Phân tích Chị em Thúy Kiều bước đầu cho thấy được tài năng, bút lực của Nguyễn Du. Ông đã thành công khắc họa chân dung hai nhân vật một cách sống động và sắc nét qua thể thơ lục bát truyền thống, kết cấu tinh tế. Bên cạnh đó, bút pháp ước lệ tượng trưng, hình ảnh so sánh nhân hóa đặc sắc được lồng ghép khéo léo đã đưa đến cho người đọc những cảm xúc khó tả; vừa xuýt xoa trước vẻ đẹp hội tủ đủ: sắc, tài , tình, mệnh vừa khiến người ta nhói lòng trước sự báo số mệnh của nàng Thúy Kiều.

“Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”. Chẳng biết Nguyễn Du sở hữu bao nhiêu tài năng, dành bao nhiêu tâm huyết để vẽ nên bức tranh có một không hai ở “Chị em Thúy Kiều”. Bức tranh tinh tế, sống động, chân thật và gần gũi, mà khi nhìn ngắm người ta có thể cảm nhận được từng hơi thở của thi sĩ, giọt nước mắt thương cảm về số phận phía trước chẳng mấy hoan hỉ của Thúy Kiều. Ngay bây giờ và đến mãi về sau, Truyện Kiều luôn là áng văn chương bất hủ truyền tụng đời đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đức Anh Trần
14/08/2023 19:54:26
+4đ tặng

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một phần của tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, một trong những bậc thầy văn học Việt Nam. Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, hai người con gái xinh đẹp và tài năng của nhà họ Vương. Đoạn trích được viết bằng thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của Việt Nam, có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn.

Cảm nhận của em về đoạn trích này là:

  • Em thấy đoạn trích này rất hay và đẹp, bởi vì nó không chỉ gợi tả vẻ đẹp hình thể của hai chị em Thúy Kiều mà còn thể hiện được tính cách và tài năng của họ. Thúy Kiều là người chị cả, có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Cô không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh, có tài thi họa, ca ngâm, đàn hát. Thúy Vân là người em út, có vẻ đẹp trang trọng khác vời, khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Cô cũng xinh đẹp và hiền lành, luôn quan tâm và yêu thương chị gái.

  • Em cũng thấy đoạn trích này rất sâu sắc và ý nghĩa, bởi vì nó không chỉ là một bức tranh miêu tả cuộc sống yên bình và hạnh phúc của hai chị em Thúy Kiều mà còn là một lời tiên tri về những bi kịch sắp xảy ra với họ. Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực để ám chỉ số phận bạc mệnh của Thúy Kiều, như: “bạc mệnh”, “não nhân”, “phong lưu”, "hồng quần". Những từ ngữ này tạo nên một sự tương phản mạnh mẽ giữa cuộc sống hiện tại và tương lai của hai chị em. Đây cũng là một kỹ thuật nghệ thuật của Nguyễn Du để tạo ra sự hấp dẫn và kịch tính cho tác phẩm.

  • Em còn thấy đoạn trích này rất sinh động và giàu biểu cảm, bởi vì Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh, so sánh, tu từ để miêu tả hai chị em Thúy Kiều. Những hình ảnh như: “làn thu thuỷ”, “xuân sơn”, “hoa ghen”, “liễu hờn”, "ông bướm" đều mang ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của hai chị em. Những so sánh như: “mai cốt cách tuyết”, “mây thua nước tóc”, "tuyết nhường màu da" đều làm nổi bật sự khác biệt giữa hai chị em. Những tu từ như: “đầu lòng”, “tố nga”, “đoan trang”, "sắc sảo" đều làm tăng thêm sự ngưỡng mộ và yêu mến của người đọc đối với hai chị em.

Em rất thích đoạn trích này, bởi vì nó cho em thấy được tài năng văn học của Nguyễn Du, cũng như tình thân và tình yêu của hai chị em Thúy Kiều

Đức Anh Trần
Đánh giá điểm giúp mình

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư