Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định thể loại của đoạn trích? Nêu phương thức biểu đạt? Tìm 3 từ Hán Việt có trong đoạn trích?

I. ĐỌC HIỂU (Đề 2)
[...] Trở về với ngày hội trên đồi, hội của gió, của mây, lời cây cỏ tư lự giữa muôn trùng. Gió mang những lời ca xa xôi, mây chở lời nguyện lành vào thiên thu. Nhớ chiều giao mùa, tôi về làng Sình, nhớ những lần chở em lang thang khắp chốn quê mộc ngắm hoa tết trong vườn ươm, ngắm những bức tranh chân phương, màu sắc mộc mạc như tấm lòng của người nông dân chân chất khắc trên mộc bản trăm năm. Đây bức 12 con giáp làng Sình sinh động, một mặt trời cách điệu ở giữa trung tâm là biểu tượng âm dương, xung quanh là những tia ánh sáng rẻ quạt, ngoài cùng là 12 con giáp bao quanh được chia ô, kẻ chỉ ngay ngắn. Kia một chú gà trống kiễng chân đi, dáng điệu hùng dũng, oai phong. Chú có mào đỏ, chân vàng, lông cánh được phối ba màu đỏ, vàng, xanh lá cây nổi bật lên giữa những nét đen thuần hậu. Ngắm tranh làng Sình như soi thấu được tâm hồn bình dị của những người nông dân chân lấm tay bùn, gửi một chút tình, chút nghệ vào những mộc bản và màu sắc quyện mùi cánh đồng.
Chúng tôi ngồi dựa lưng vào gốc tràm hoa vàng dọc con đường đất đỏ, ngắm màu xanh ruộng đồng, màu vàng cúc trong vườn ươm. Tôi kể em nghe tuổi đôi mươi trôi qua với giấc ngủ tôi luộm thuộm sang trưa, những buổi chiều đứng lặng thinh bên dòng Hương. Nước ngày đó chảy sâu vào lòng, tắm mát ký ức cả mới lẫn cũ, là mơ hay là thực. Bơi thật xa, lấy nước dìm hết những bộn bề mọc lên trong người, lấy dịu mát của nước để xóa cơn bi phẫn trên rong tóc tuổi buồn. Bơi sấp, mặt úp trong lòng nước mát. Màu đen trộn trong ý nghĩ. Màu nước gợi nhớ về điều gì đó phiêu bồng, mùi mẫn xen lẫn bất cần và vô định. Tôi trôi theo những ngày xanh cũng vô định như vậy giữa mùa xuân làng Sình.
Lại nhớ, câu ca “Dù ai đi đó, đi đây/ Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình” thôi thúc tôi về làng Sình để xem hội vật. Làng Sình vốn nằm bên vùng sông nước, án ngữ thủy lộ huyết mạch trước khi vào kinh thành. Nơi đây có ngã ba Sình với vùng nước rộng, xưa được các triều đại dùng làm nơi diễn tập thủy quân. Triều đình cũng khuyến khích quân lính tổ chức vật võ, và về sau ấn định ngày mùng 10 tháng Giêng làm ngày hội thao. Vật võ đã trở thành sinh hoạt văn hóa thường niên của làng Sình, thể hiện tinh thần thượng võ của một vùng sông nước.
(Lê Vũ Trường Giang – Xuân sang trẩy hội – Tạp chí sông Hương)
 
Câu 1: Xác định thể loại của đoạn trích
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt
Câu 3: Tìm 3 từ Hán Việt có trong đoạn trích.
Câu 4: Xác định chủ đề, đề tài của đoạn trích
Câu 5: Theo anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu ca: “Dù ai đi đó, đi đây/ Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình”
Câu 6: Anh chị cho biết ý nghĩa của yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố cái “tôi” cá nhân qua chi tiết: “Màu nước gợi nhớ về điều gì đó phiêu bồng, mùi mẫn xen lẫn bất cần và vô định. Tôi trôi theo những ngày xanh cũng vô định như vậy giữa mùa xuân làng Sình.”
Câu 7: Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 8: Theo anh/chị, bài học mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là gì?
Câu 9: Tìm 1 biện pháp tu từ có trong câu sau: “Gió mang những lời ca xa xôi, mây chở lời nguyện lành vào thiên thu. Nhớ chiều giao mùa, tôi về làng Sình, nhớ những lần chở em lang thang khắp chốn quê mộc ngắm hoa tết trong vườn ươm, ngắm những bức tranh chân phương, màu sắc mộc mạc như tấm lòng của người nông dân chân chất khắc trên mộc bản trăm năm.”
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
432
0
1
Đức Anh Trần
18/08/2023 16:47:03
+5đ tặng
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại văn xuôi tự sự.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, kể chuyện và bày tỏ cảm xúc.
Câu 3: Ba từ Hán Việt có trong đoạn trích là: án ngữ, thủy lộ, huyết mạch.
Câu 4: Chủ đề của đoạn trích là hội vật làng Sình, đề tài là tình yêu quê hương và nét văn hóa dân gian của làng Sình.
Câu 5: Theo tôi hiểu, ý nghĩa của câu ca là dù đi đâu, dù làm gì, người con làng Sình luôn nhớ về ngày hội vật truyền thống của quê hương mình, luôn muốn quay về tham gia và góp phần duy trì nét văn hóa đặc sắc này.
Câu 6: Yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố cái “tôi” cá nhân cho thấy tác giả không chỉ miêu tả khách quan mà còn bày tỏ cảm xúc riêng của mình về làng Sình. Chi tiết “Màu nước gợi nhớ về điều gì đó phiêu bồng, mùi mẫn xen lẫn bất cần và vô định. Tôi trôi theo những ngày xanh cũng vô định như vậy giữa mùa xuân làng Sình.” cho thấy tác giả có một tâm trạng lãng mạn, hoài niệm và không muốn ràng buộc bởi những quy luật xã hội khi ở làng Sình.
Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích là tác giả kể lại những kỷ niệm và cảm nhận của mình khi về thăm làng Sình vào mùa xuân, khi người dân đang chuẩn bị cho ngày hội vật truyền thống.
Câu 8: Theo tôi, bài học mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là chúng ta nên yêu quý và giữ gìn những nét văn hóa dân gian của quê hương mình, bởi đó là những giá trị tinh hoa của cha ông để lại.
Câu 9: Biện pháp tu từ có trong câu sau là so sánh: “Gió mang những lời ca xa xôi, mây chở lời nguyện lành vào thiên thu.” So sánh gió và mây với những người đi xa mang theo lời ca và lời nguyện. Tác dụng: tạo nên hình ảnh sinh động và lãng mạn cho không khí ngày hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×