Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích vẻ đẹp của người lính qua khổ thơ 1 + 2 trong bài thơ Tiểu Đội Xe Không Kính










Viết bài văn phân tích vẻ đẹp của người lính qua khổ thơ 1+ 2 trong bài thơ Tiểu Đội Xe Không Kính











 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
146
2
0
thảo
18/08/2023 09:44:25
+5đ tặng

Chiến tranh đi qua đã để lại bao niềm đau thương, mất mát cho dân tộc ta với sự hi sinh của biết bao vị anh hùng, bao người lính chiến đấu hết lòng vì Tổ quốc. Là một nhà thơ cầm bút để chiến đấu, Phạm Tiến Duật đã đem đến cho người đọc một bức tranh về những chiếc xe không kính của những chủ nhân anh dũng, bất khuất qua hai khổ thơ đầu của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".

Tác giả Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 là nhà thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông thường tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua các hình tượng người lính. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt trên con đường chiến lược Trường Sơn. Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người lính chiến sĩ ung dung, hiên ngang trước hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe chiến đấu thật đặc biệt. Đó là những chiếc xe không kính đã gây sự chú ý khác lạ được đưa ra thực đến trần trụi mà vẫn băng băng ra chiến trường:

"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."

Từ trước đến nay, hình ảnh tàu xe vào trong thơ thường được mĩ lệ hóa, lãng mạn hóa nhưng với nhà thơ Phạm Tiến Duật thì khác. Ông đưa ra một hình ảnh thực đến trần trụi về "những chiếc xe không kính". Tác giả đã giải thích nguyên nhân khiến cho những chiếc kính không còn đó chính là do bom đạn khốc liệt của chiến tranh. Từ "bom" được lặp lại hai lần cùng với những động từ mạnh "giật", "rung" cho thấy mức độ tàn phá khốc liệt của chiến tranh được tăng lên gấp bội. Do vậy, để có thể vượt lên trên tất cả sự thiếu thốn của chiếc xe thì những người cầm lái cần phải có một tinh thần thép. Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chiến tranh chống Mĩ được khắc họa đậm nét trong bài thơ. Sự thiếu thốn, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại làm bộc lộ những vẻ đẹp đáng trân trọng của những người lính lái xe. Sức mạnh tình thế lớn lao của người lính đặc biệt là lòng dũng cảm đã giúp họ bất chấp gian khổ để vượt qua khó khăn. Xe không có kính, không có vật che chắn nhưng những người lính trong xe vẫn "ung dung", lạc quan trước thời cuộc. Những người lính là những chủ nhân của những chiếc xe không kính nên khi miêu tả về họ, nhà thơ đã khắc họa với những ấn tượng, cảm giác cụ thể, sinh động khi ngồi trên những chiếc xe không kính trong tư thế "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng". Qua khung cửa xe không có kính những người lính còn dễ dàng quan sát phía trước hơn đã cho thấy tinh thần quyết tâm, làm chủ cuộc chiến của những người lính đáng kính.

Người lính chính là chủ nhân của những chiếc xe không kính, ngồi trên xe họ không chỉ "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" mà họ còn nhìn thấy một bức tranh thiên nhiên có gió, có sao trời, có cánh chim:

"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái."

Người lái xe như tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài dễ dàng giao cảm với thiên nhiên để "thấy gió", "thấy sao trời", "thấy đột ngột cánh chim" như sà vào mặt. Những câu thơ trên tả thực tới từng chi tiết cho thấy tốc độ lao nhanh như tia chớp của những chiếc xe đang tiến về miền Nam thân yêu. Những hình ảnh gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa mang chất tả thực lại vừa mang chất thơ chính là những thi vị nảy sinh trên con đường trải đầy bom đạn. Dường như cả phía trước, cả không gian, đất trời đều được thu nhỏ vào tầm mắt của họ và cái đích họ muốn chiếc xe đưa tới chính là nơi chiến trường khói lửa. Hiện thực khốc liệt, khó khăn là thế nhưng người chiến sĩ đã cảm nhận nó bằng một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, nhạy cảm với cái đẹp để "thấy con đường chạy thẳng vào tim" vì đó chính là con đường giải phóng miền Nam. Những câu thơ trên đã hé lộ diện mạo tinh thần thầm kín của người lính, họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu để đem lại một thắng lợi lớn cho dân tộc.

Để khắc họa về những chiếc xe không kính và hình ảnh người lính thì nhà thơ đã sử dụng điệp ngữ, so sánh và các hình ảnh tả thực để tái hiện sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh khiến cho người lính chiến đấu phải chịu nhiều thiếu thốn và cam khổ nhưng họ vẫn rất anh dũng, lạc quan chiến đấu. Hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được những tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho những người lính trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Qua hai khổ thơ đầu của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", chúng ta như được sống lại trong không khí của những ngày chiến đấu giải phóng miền Nam. Gấp lại trang sách nhưng dư âm về những chiếc xe không kính, về hình ảnh người lính vẫn còn đọng mãi trong tâm trí độc giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Quỳnh
18/08/2023 09:44:26
+4đ tặng
Trong bài thơ "Tiểu Đội Xe Không Kính" của nhà thơ T.T Hoshino Ai, khổ thơ 1+2 đã tạo nên một hình ảnh về vẻ đẹp của người lính. Bài văn này sẽ phân tích về vẻ đẹp đó. Đầu tiên, khổ thơ 1+2 đã tạo nên một hình ảnh mạnh mẽ về sự kiên cường và sự hy sinh của người lính. "Trên đường chiến trường, trên đường đau khổ" là những từ ngữ mô tả sự gian khổ và đau thương mà người lính phải trải qua trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, họ vẫn kiên cường và không bao giờ từ bỏ. Hình ảnh này cho thấy vẻ đẹp của lòng dũng cảm và sự hy sinh vì đất nước. Tiếp theo, khổ thơ 1+2 còn tạo nên một hình ảnh về sự đoàn kết và tình đồng đội của người lính. "Đồng đội cùng nhau, không bao giờ xa rời" là những từ ngữ thể hiện tình đoàn kết và tình đồng đội mạnh mẽ giữa các người lính. Dù trong cuộc sống đầy gian khổ và hiểm nguy, họ luôn ở bên nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Hình ảnh này cho thấy vẻ đẹp của tình đồng đội và lòng trung thành. Cuối cùng, khổ thơ 1+2 còn tạo nên một hình ảnh về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của người lính. "Vì đất nước, vì tương lai" là những từ ngữ thể hiện sự quyết tâm và ý chí kiên cường của người lính. Dù đối mặt với những khó khăn và nguy hiểm, họ vẫn không ngừng chiến đấu và hy sinh vì mục tiêu cao cả. Hình ảnh này cho thấy vẻ đẹp của lòng quyết tâm và ý chí kiên cường. Tổng kết, khổ thơ 1+2 trong bài thơ "Tiểu Đội Xe Không Kính" đã tạo nên một hình ảnh mạnh mẽ về vẻ đẹp của người lính. Sự kiên cường, sự đoàn kết và tình đồng đội, cùng với sự quyết tâm và ý chí kiên cường là những yếu tố tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của người lính. Hình ảnh này gợi lên trong chúng ta sự ngưỡng mộ và tôn vinh những người lính đã và đang hy sinh vì đất nước.
1
0
Hồng Thấm Phạm
18/08/2023 10:20:36
+3đ tặng

Người lính nông dân đi vào thi ca và mang tất cả vẻ đẹp có thật của họ làm cảm động lòng người, mà ta từng gặp trong ngôi “đền thiêng” Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, trong Nhớ của Hồng Nguyên ...

Nhưng còn có một bài thơ khác đã khắc hoạ hết sức sống động nét mộc mạc nhưng chân thật, đáng yêu và giàu lòng yêu nước của người lính nông dân: đó là “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.

Đồng chí của Chính Hữu được viết theo cảm hứng hiện thực nhằm nêu lên vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà cao đẹp của người nông dân mặc áo lính.

Người lính xuất hiện trong bài thơ này không xây dựng trên một bối cảnh khác thường, đặc biệt như người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng, mà trong cái môi trường quen thuộc thường thấy ở các làng quê nghèo đến xác xơ.

Quê anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Ở đấy có những "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay", có “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Tất cả đều quen thuộc, gần gũi. Từ giã ruộng đồng, họ bước ra mặt trận. Hôm qua là nông dân, hôm nay đã là chiến sĩ. Đơn giản vậy thôi mà chân thực và đẹp đẽ biết bao của người lính nông dân trong bài “Đồng chí” với hành động “Ruộng nương anh gởi bạn thân cày...”

Tác giả không tô vẽ, không che giấu, trái lại còn nhấn mạnh cái nghèo đói, lam lũ thật tội nghiệp của họ.

Áo anh rách vai
Quần anh có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày

Người lính trong thơ Chính Hữu mang một vẻ đẹp mới của thời đại. Đó là vẻ đẹp của tình đồng chí, tình đồng đội gắn với giai cấp của người lính.

Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính. Vẻ đẹp của bài thơ Đồng chí là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vừng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, hoà trong cái chủ âm toàn bài bằng một giọng điệu đượm buồn nhưng giàu tính nhân văn.

Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
……………………………..
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Vâng! Chỉ cần “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là có đủ hơi ấm chống chọi với cái rét run người nơi đại ngàn, những đêm rừng sương muối rắc đầy bên nỗi nhớ nhà ... Xa hơn nữa khi ta cầm tay nhau thì hình ảnh Đất Nước trong ta sẽ “Vẹn tròn to lớn” như tinh thần bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Hình ảnh lung linh toả sáng thâu tóm cả linh hồn của bài thơ là hình ảnh “Đầu súng trăng treo” xuất hiện ở cuối bài thơ. Hình ảnh ấy nâng vẻ đẹp người lính lên đến tầm cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và chất lãng mạn trữ tình, mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Đồng chí mang vẻ đẹp riêng của người lính nông dân: đó là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng hết sức thiêng liêng, gắn bó sâu sắc giữa số phận cá nhân với số phận chung của dân tộc. Bài thơ hoà thêm vào dàn đồng ca vang dội của văn học thời kỳ này là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Bài thơ đã góp vào vườn thơ Việt Nam thêm một đoá hương rừng mộc mạc mà cao đẹp.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo