Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngày nay bệnh vô cảm đang dần trở nên phải biến, Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề trên

Đề bài : Ngày nay bệnh vô cảm đang dần trở nên phải biến . Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề trên
Viết đủ ý
Cần ngay ạ !
1 trả lời
Hỏi chi tiết
47
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ngày nay, bệnh vô cảm đang dần trở nên phổ biến và đáng lo ngại. Điều này đặt ra một vấn đề nghiêm trọng về tình hình tâm lý và sự nhạy cảm của con người trong xã hội hiện đại. Theo ý kiến của em, bệnh vô cảm là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết ngay từ bây giờ.

Đầu tiên, bệnh vô cảm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Khi mọi người trở nên vô cảm, họ mất đi khả năng cảm nhận và đồng cảm với người khác. Điều này dẫn đến sự thiếu hiểu biết và sự thiếu thông cảm trong giao tiếp và quan hệ với người khác. Nếu không có sự đồng cảm và sự quan tâm, xã hội sẽ trở nên lạnh lùng và cô đơn.

Thứ hai, bệnh vô cảm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của mỗi người. Khi một người trở nên vô cảm, ý thức của họ về cảm xúc và cảm nhận sẽ giảm đi đáng kể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất niềm tin vào cuộc sống và cảm giác cô đơn. Bệnh vô cảm cũng có thể gây ra căng thẳng và lo lắng, khiến cho người bị ảnh hưởng không thể tận hưởng cuộc sống và tìm thấy niềm vui trong những điều đơn giản nhất.

Cuối cùng, bệnh vô cảm cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Khi mọi người trở nên vô cảm, họ không còn quan tâm đến những vấn đề xã hội và môi trường xung quanh. Điều này dẫn đến sự thiếu ý thức và sự lơ là trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và bất bình đẳng xã hội. Để xây dựng một xã hội bền vững và hạnh phúc, chúng ta cần có sự nhạy cảm và quan tâm từ mỗi cá nhân.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề bệnh vô cảm, chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình cảm và đồng cảm. Cần khuyến khích mọi người thể hiện sự quan tâm và chia sẻ cảm xúc với người khác. Đồng thời, cần tạo ra môi trường xã hội thoải mái và an toàn, nơi mọi người có thể tự do thể hiện và chia sẻ cảm xúc của mình.

Trên cơ sở đó, chúng ta cần thay đổi quan niệm và giá trị của xã hội về sự nhạy cảm và đồng cảm. Thay vì coi những người nhạy cảm là yếu đuối, chúng ta nên coi đó là một phẩm chất tốt và cần được tôn trọng. Chúng ta cần khuyến khích mọi người trở nên nhạy cảm và quan tâm đến người khác, từ đó xây dựng một xã hội hòa bình và đáng sống.

Tóm lại, bệnh vô cảm đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong xã hội hiện đại. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình cảm và đồng cảm, tạo ra môi trường xã hội thoải mái và an toàn, và thay đổi quan niệm và giá trị của xã hội về sự nhạy cảm và đồng cảm. Chỉ khi chúng ta đề cao giá trị của tình cảm và đồng cảm, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội hạnh phúc và bền vững.
1
0
Ng Nhật Linhh
20/08/2023 15:47:29
+5đ tặng

Trịnh Công Sơn đã từng viết rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi”. Quả thực trong cuộc sống đầy những bất trắc bon chen này, ai cũng cần có một tấm lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người. Nhưng một bộ phận không nhỏ trong xã hội hiện nay lại xuất hiện lối sống thờ ơ, vô cảm. Quả thực là tình trạng đáng báo động.

Vô cảm có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc, không có tình yêu thương, không có động tâm trước hoàn cảnh, mảnh đời khó khăn. Đôi khi vô cảm cũng chính là không quan tâm đến chính tương lai của bản thân.

Cách đây không lâu, có lẽ ai cũng bàng hoàng khi đọc một tin tức, một bạn nữ sinh ngoài hai mươi tuổi sau khi sinh con đã đang tâm mà cho đứa bé vào túi rồi ném từ tầng ba mốt của một chung cư xuống. Quả thực đọc đến đó khiến cho chúng ta không khỏi lạnh gáy, sợ hãi. Sự vô cảm của con người lại đạt đến ngưỡng độ này rồi hay sao. Người ta vẫn thường nói hổ dữ không ăn thịt con, nhưng hãy nhìn xem, người phụ nữ kia đang tâm đối xử với đứa con mình dứt ruột sinh ra như thế nào. Quả thực, sự tàn nhẫn, vô cảm của con người đã đến độ không thể khoanh tay đứng nhìn.

Vô cảm cũng có thể là khi bạn đi đường, thấy hiện tượng móc túi, hay dàn cảnh cướp giật trên đường. Nhưng tuyệt nhiên không mảy may bận tâm, hoặc sợ hãi nếu can thiệp sẽ bị vạ lây. Người bị hại chỉ biết đứng đó chân chối không nói một lời, cũng không thể cầu sự cứu giúp của người xung quanh. Cái ác được dịp lên ngôi, thừa cơ làm những điều tệ hại hơn nữa.

Quay video, thu hút sự quan tâm của mọi người trong khi người khác bị nạn lại trở thành một “trào lưu” trong giới trẻ. Quả là một trào lưu quái gở. Họ đua nhau lấy những chiếc điện thoại ra, quay chụp, cốt sao cho chi tiết, rõ nét nhất, nhanh chóng tung lên mạng hòng nhận được sự chú ý của mọi. Nếu lúc đấy còn một chút nhân tính, thì chắc có lẽ họ sẽ không có những hành động vô cảm, thiếu lương tâm như vậy. Và cũng sẽ có không ít người bị chết oan uổng vì không được cứu chữa kịp thời, vì không có ai gọi xe cấp cứu. Thật đáng buồn thay.

Vô cảm còn là khi bạn bàng quan với tương lai của chính mình. Sinh ra ai trong chúng ta cũng có mơ ước để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhưng có rất nhiều kẻ lại như con “tằm” tình nguyện nằm trong kén mà không chịu bung mình để trở thành một chú bướm tự do. Cả cuộc đời họ chỉ luẩn quẩn, mặc kệ năm tháng trôi qua. Dường như họ chỉ tồn tại để chờ đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình.

Trên thực tế, tình trạng vô cảm trong cuộc sống con người không phải chỉ gần đầy mới có. Mà chắc chắn đã manh nha từ rất lâu, nhưng lúc đó mới chỉ là những hiện tượng nhỏ lẻ, nhưng hiện nay với sự tác động của nhiều yếu tố. Lối sống vô cảm ngày càng trở thành một bệnh dịch, dễ dàng ăn lan vào nhận thức con người. Trước hết là do đời sống khoa học kĩ thuật phát triển, con người ngày càng bận bịu với việc làm ra của cải vật chất, mà quên đi việc bồi dưỡng cho tâm hồn, dần dần hình thành nên lối sống vô cảm. Thứ hai, do tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh, những hình ảnh, bộ phim mang tính chất bạo lực cao, cũng là nguyên nhân khiến lối sống vô cảm ngày càng phổ biến. Không chỉ vậy, cha mẹ mải mê kiếm tiền, không quan tâm tới con cái, khiến chúng sống trong cô đơn. Cuộc sống thiếu tình thương cũng khiến cho những đứa trẻ mất đi sự chia sẻ, cảm thông với mọi người. Cuối cùng, do bản thân mỗi người còn thiếu kiến định, tu dưỡng đạo đức chưa tốt nên dễ dàng bị tác động bởi những yếu tố ngoại lai không tích cực.

Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, chính vì vậy những cuộc họp bàn về bệnh vô cảm và chống lại bệnh vô cảm luôn được đưa ra để tìm giải pháp.

Tuy là một bệnh dịch hết sức nguy hiểm, nhưng cũng không phải có cách khắc phục. Mỗi chúng ta cần phải tu dưỡng cho bản thân mình một lối lành mạnh. Luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người. Sống chân thành, không vụ lợi, không giả dối. Khi gặp người bị nạn hãy nhiệt tình giúp đỡ họ. Thay vì xem những bộ phim bạo lực, hãy nghe một bản nhạc du dương, hãy đọc một câu chuyện cảm động, để tâm hồn mình được thanh sạch và trong sáng hơn.

Mỗi chúng ta, ai cũng có trong mình phần thiện lương, luôn biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Nhưng do một vài yếu tố, tác động nên con người có thể sinh ra lối sống vô cảm. Hãy luôn mở rộng tấm lòng mình, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo