Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mỗi cuốn sách là một kho báu, là công cụ không thể thiếu trong quá trình học tập và làm việc. Tuy nhiên, để tìm ra một phương pháp đọc sách hiệu quả thì đó là cả một quá trình. Đầu tiên, mỗi người chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi: “Đọc để làm gì?”. Khi bạn làm bất cứ điều gì thì đều phải có mục đích, và đọc sách cũng vậy. Mục đích đọc sẽ giúp bạn quyết định được phương hướng khai thác và tích lũy những kiến thức trong một cuốn sách. Chẳng hạn như bạn đọc một tác phẩm văn học, bạn muốn thấu hiểu cách viết và bút pháp đặc trưng của nhà văn. Hay đọc một cuốn sách về thế giới tự nhiên, bạn muốn khám phá và mở rộng tầm mắt của mình. Sau khi đã xác định được mục đích đọc, bạn cần đặt ra cho mình một “nội quy” về thời gian cho việc tiếp thu kiến thức. Có rất nhiều người đã hớn hở đọc sách trong ngày đầu mới mua về, xong liền bỏ xó nó hàng năm. Bạn hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân, ví dụ như ngày đầu đọc hai mươi trang, ngày thứ hai đọc năm mươi trang, ngày thứ ba đọc sáu mươi trang… Và bạn cần xác định được rằng, mình sẽ đọc quyển sách ấy trong vòng bao nhiêu ngày. Đây chính là kỹ năng đọc thường xuyên, một kỹ năng quan trọng trong việc đọc sách. Trong quá trình đọc sách, bạn cần chủ động trong việc ghi chú và tóm tắt những kiến thức, khái niệm chính. Bạn cũng nên tích cực tư duy trong lúc đọc bởi đó là khi bộ não của chúng ta được kích thích, khi ấy bạn sẽ có cơ hội mở rộng bộ não của mình ra và liên hệ cuốn sách với nhiều phương diện trong cuộc sống. Khi có phương pháp đọc hiệu quả, bạn sẽ thấy bản thân mình đang “lớn dần” qua những trang sách. Quả thật, câu nói của nhà văn M.Go-rơ-ki không sai: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |