Những năm tháng chiến đấu, con đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Hình ảnh về con đường Trường Sơn cũng được lấy làm nhiều đề tài cho các bài thơ, bản nhạc. Chẳng hạn như bài hát Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, sợi nhớ sợi thương. Phạm Tiến Duật cũng viết về cung đường Trường Sơn qua lăng kính của một người lính lái xe. Hàng ngày dọc đường Trường Sơn có biết bao nhiêu chuyến xe đi qua, không phải chiếc xe nào cũng lành lặn mà có những chiếc xe đã bị mất tấm kính chắn phía trước khiến chúng trở nên thật đặc biệt:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Hai câu thơ mở đầu giải thích lý do vì sao mà xe không có kính, lời giải thích thật rõ ràng. Câu thơ cũng khái quát được hình ảnh bom đạn ác liệt của chiến trường. Nhưng giữa cảnh bom đạn ác liệt như vậy, người đọc không hề cái sự run sợ của lính mà chỉ thấy chất thơ ung dung, tự tại:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Hai từ ung dung cho ta thấy được tâm thế tự do, tự tại của người lính. Bom đánh vỡ kính là chuyện nhỏ, bom còn có thể khiến người ta lìa xa cõi đời. Vậy mà người lái xe vẫn “ung dung” “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ tiếp theo lại giống như một thước phim ghi lại những gì mà người chiến sĩ đã nhìn thấy trên con đường mà xe đã đi qua. Giọng điệu thơ đầy đĩnh đạc và mạnh mẽ:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Ở đây, gió đã được nhân hóa để thực hiện hành động “xoa”. Câu thơ đọc lên mang lại sự ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Người lính lái xe nhìn thấy gió, nhìn thấy con đường, nhìn thấy sao trời rồi lại nhìn thấy cánh chim. Nhìn thấy gió là bởi xe không có kính, mỗi một vòng bánh xe lăn, đôi mắt lại chạm vào gió khiến tác giả cảm thấy như mình nhìn được thấy gió. Rồi giữa bầu trời đêm, người lái xe cũng nhìn thấy rõ sao trời. Những từ “nhìn thấy”, “sa”, “ùa” khiến ta thấy nhịp thơ trở nên gấp gáp giống như chiếc xe đang lăn bánh một cách vội vàng trên con đường. Xe đi nhanh là để tránh được bom đạn của kẻ thù.
Bụi phun tóc trắng như người già
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!
Gió bụi qua đi thì lại đến mưa rừng. Không có kính, quả khiến người lính nếm trải đủ dư vị của thiên nhiên:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Không có kính chắn, lái xe mà gặp mưa thì chỉ có ướt áo. Nhưng với tinh thần cách mạng của mình, chuyện ướt áo chỉ là chuyện nhỏ, dừng xe lại mới là chuyện lớn. Vậy nên người lái xe vẫn tiếp tục di chuyển “lái trăm cây số nữa”. Nỗi gian nan của người lính không đong đếm bằng gió, bụi, mưa mà mong đếm bằng quãng đường họ đã chạy. Câu thơ diễn tả nghị lực phi thường của người lính, họ bất chấp gian khổ, bất chấp hiểm nguy để làm nhiệm vụ.Đây nha