Nhọn như chông, dáng thẳng thân tròn là những chi tiết chân thực tả cây măng. Nhưng sao lại Nòi tre đâu chịu mọc cong? Hình như đâu phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng?
Càng đọc càng có thể cảm nhận được: ngoài cây tre là hình ảnh thực còn ẩn hiện một hình ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam – những con người “suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với tre, với nứa, với trúc,… những họ hàng thân thích của tre”. Tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và mạch ẩn dụ ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên thân gầy guộc, lá mong manh, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, nòi tre là nói về tre nhưng cũng nói về người.
Chi tiết lưng trần phơi nắng, phơi sương đích thực là chi tiết tả người nông dân một nắng hai sương nơi đồng quê. Chuyện nhường áo cho con đâu chỉ riêng của tre mà còn của người. Nó gợi nhớ chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi nhớ đức hy sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước.
Đánh giá mk 5 sao nha