Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

25/08/2023 20:23:36

Viết bài văn nghị luận về câu danh ngôn học, học nữa, học mãi

viết bài văn nghị luận về câu danh ngôn học , học nữa, học mãi
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
127
1
0
thảo
25/08/2023 20:24:06
+5đ tặng

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lê-nin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một không gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suốt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuộc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khái niệm học của Lê-nin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lê-nin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lê-nin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời mọi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoạt động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lý giải về sự thành công của mình, nhà bác học Newton đã nói một cách hóm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua những hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhấn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quyết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mỗi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật giản dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lượng
25/08/2023 20:24:13
+4đ tặng

Việc học từ trước đến nay luôn là việc được tất cả mọi người xem trọng và đề cao. Bởi đó là hoạt động vô cùng quan trọng, đem đến nhiều điều tích cực cho con người. Thế nên, Lê-nin đã khẳng định rằng, chúng ta cần phải “Học, học nữa, học mãi”.

Câu nói này tuy ngắn gọn, nhưng lại có sức nặng to lớn về bài học và ý nghĩa về giáo dục. Từ “học” được lặp lại ba lần trong câu nói, chiếm hơn 50% dung lượng ngôn từ. Qua đó, nhấn mạnh về nội dung chính, sự quan trọng, tiên quyết cần được quan tâm, lưu ý. Đó chính là việc học. Sự ngắt nghỉ tạo ra các vế câu cũng đã truyền tải một cách rõ ràng dụng ý của người nói. Đó là cần phải học, học rồi thì phải học tiếp nữa, đã học thì phải học mãi, không được dừng lại. Nói một cách thông dụng, thì sự học là việc không có giới hạn về khối lượng và cả thời gian.

Lê-nin khẳng định như vậy, bởi ông hiểu được giá trị to lớn, khổng lồ của việc học. Học ở đây không chỉ là học về kiến thức trong các quyển sách giáo khoa, theo các chương trình ở trên ghế nhà trường. Mà còn là học về các kĩ năng sống, học cách yêu thương, cách sẻ chia, học thêm các kiến thức về những điều xung quanh ta, với phạm vi rộng lớn vô tận. Cho dù ở lứa tuổi nào, trình độ nào, chức vụ nào, thì sự học vẫn nên và cần được tiếp tục.

Có thể nói, thế giới kiến thức mà con người ta có thể tiếp nhận được là không bao giờ có thể kết thúc. Biển tri thức sẽ ngày càng dày rộng hơn, khi ngày càng nhiều điều bí ẩn được giải đáp, ngày càng nhiều công trình nghiên cứu đạt thành tựu… Vì vậy, nếu ngừng việc học lại, ta sẽ dễ rơi vào tình huống tụt hậu, khó hòa nhập với cộng đồng.

Khi ta làm được như vậy, thì tự nhiên bản thân sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, hiểu biết hơn. Từ đó gián tiếp giúp chúng ta khẳng định giá trị, vị thế của bản thân trong cộng đồng. Với lượng tri thức dồi dào, phong phú và kĩ năng đa dạng, chúng ta có thể làm được nhiều việc, giải quyết nhiều vấn đề. Khi ấy, bản thân ta không chỉ có thể cống hiến cho đất nước, mà còn có thể giúp đỡ mọi người, đem đến lợi ích cho bản thân. Ngoài ra, sự học bền bỉ còn giúp chúng ta rèn luyện tư duy, giúp trí óc luôn hoạt động và phát triển, không bị ì ạch hay tụt hậu so với các thế hệ sau.

Điều đó được thể hiện từ những trường hợp diễn ra thường ngày quanh chúng ta. Đó là những bác những chú đã quá tứ tuần nhưng vẫn học tập, thi đại học bởi lúc còn trẻ chưa có cơ hội học. Đó là những bạn sinh viên ngoài thời gian học trên giảng đường, đã tìm và học thêm các kĩ năng khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sơ cứu người bị đuối nước… Hay là những vị lãnh đạo, vẫn ngồi lắng nghe những người nông dân chia sẻ về kinh nghiệm, quá trình trồng cây để học hỏi thêm. Đó chính là hiện diện của sự học bền bỉ trong cuộc sống của chúng ta.

Tuy lợi ích của việc học nhiều như vậy, nhưng từ trước đến nay vẫn không hề thiếu đi những kẻ lười biếng hay có cách học lệch lạc. Họ cho rằng chỉ cần học ở trường, học trong sách vở là đủ, mà bỏ qua vô vàn kiến thức và kĩ năng rộng lớn ở xung quanh mình. Họ cho rằng chỉ cần học đại học, học thạc sĩ là xong mà không biết rằng bằng cấp chỉ là một loại thước đo kiến thức mà thôi. Hay cả những người chỉ học về hình thức, học tủ học vẹt, chả thu nạp được chút kiến thức gì cho bản thân cả. Thật đáng buồn thay cho họ! Đặc biệt là khi thế giới đang dần chuyển mình sang thời đại mới, thì việc ì ạch, tự lùi mình về phía sau ấy thật là đáng chê trách.

Cũng từ những trường hợp đáng buồn ấy, mà em càng thêm thấu hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình. Em sẽ noi theo lời dạy của Lê-nin để học hỏi không ngừng.

0
0
Nguyễn Khương Duy
25/08/2023 20:35:28
+3đ tặng
“Học, học nữa, học mãi” là một lời khuyên vô cùng quý giá. Trước hết, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Lê-nin đã điệp “học” tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Mỗi người cần hiểu được rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Có thể khẳng định lời khuyên của V. Lê-nin là vô cùng đúng đắn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×