Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

31/08/2023 21:46:33

Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ "Gặp Lá Cơm Nếp"

Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
506
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Hàn Mạc Tử đã để lại trong tôi một cảm nhận sâu sắc về tình yêu và sự hy sinh. Từ những câu thơ đơn giản nhưng tinh tế, tác giả đã khắc họa một câu chuyện tình đẹp đầy cảm xúc.

Tôi cảm nhận được tình yêu trong bài thơ không chỉ là tình yêu giữa hai người, mà còn là tình yêu với cuộc sống, với những điều bình dị nhưng ý nghĩa. Tình yêu trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh lá cơm nếp, một món ăn bình dân nhưng lại mang trong mình tình cảm sâu sắc.

Bài thơ còn gợi lên trong tôi sự hy sinh, sự đau khổ của người phụ nữ trong câu chuyện. Bằng cách nói về việc người phụ nữ đã từ bỏ món ăn yêu thích của mình để dành cho người khác, tác giả đã truyền tải một thông điệp về tình yêu và sự hi sinh vô điều kiện.

Tôi cảm nhận được sự tình cảm chân thành và sự chân thành trong bài thơ. Từng câu thơ đều chứa đựng những cung bậc cảm xúc phong phú, từ niềm vui, sự hạnh phúc đến nỗi đau, sự hy sinh. Tác giả đã tạo nên một không gian tình cảm chân thật và sâu lắng, khiến tôi không thể không bị cuốn hút vào câu chuyện.

Tổng thể, bài thơ "Gặp lá cơm nếp" đã để lại trong tôi một cảm nhận sâu sắc về tình yêu và sự hy sinh. Tôi cảm nhận được sự tình cảm chân thành và sự chân thành trong bài thơ. Đó là một câu chuyện đẹp về tình yêu và sự hi sinh vô điều kiện, khiến tôi cảm thấy ấm lòng và cảm động.
3
0
thảo
31/08/2023 21:47:28
+5đ tặng
Đến với “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, người đọc đã có được nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu ra hoàn cảnh của nhân vật trữ tình - người con đã xa nhà nhiều năm. Tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Có thể thấy rằng, “lá cơm nếp” đã khơi gợi lại trong người con kí ức về người mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên thật giản dị, tần tảo với công việc quen thuộc là “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng mang mùi vị của quê hương khiến người con phải thốt lên: “Ôi mùi vị quê hương/Con quên làm sao được”. Và qua đó, người con đã bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Hình ảnh mẹ già sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Có yêu mẹ bao nhiêu, con mới có thêm sức mạnh, động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nhịp thơ linh hoạt, cùng với thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc và ngôn ngữ mộc mạc đã đem đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc về tình cảm gia đình thiêng liêng cũng như tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Anh Minh
31/08/2023 21:47:30
+4đ tặng

“Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm gây cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. Người mẹ giản dị, tần tảo sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp” hiện lên khiến tôi cảm thấy thật xúc động. Người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

3
0
Ph Duong
31/08/2023 23:47:09
+3đ tặng
“Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh “lá cơm nếp” đã gợi nhắc về người mẹ đảm đang, tần tảo của người con. Đến cuối cùng, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Người con yêu đất nước, nên đã ra đi chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước. Nhưng cũng vì tình yêu dành cho mẹ cũng to lớn, chiến đấu để đem lại cuộc sống yên bình cho mẹ. Quả thật, người đọc sẽ cảm thấy xúc động khi đọc bài thơ này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×