Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

03/09/2023 20:12:09

Dựa vào atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy

Câu 7: Dựa vào atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Nhận xét và giải thích chế độ mưa ở nước ta.
b) Tại sao mùa mưa ở miền Trung có sự khác biệt với mùa mưa của cả nước?
Câu 8: Dựa vào atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
Phân tích tác động của khí hậu đến địa hình,sông ngòi, đất, sinh vật ở
nước ta.
Câu 9: Cho bảng số liệu:
Địa phương
Nhiệt độ trung Nhiệt độ tháng Nhiệt độ tháng
nóng nhất
(°C)
bình năm (°C)
lạnh nhất (°C)
Hà Nội
23,5
28,9
16,4
Hue
25,1
29,4
19,7
TP Hồ Chí Minh
27,1
28,9
25,7
Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, trình bày và giải thích chế độ
1

nhiệt ở nước ta.
0, 0, 0, 2, 14, 0, 0, 0,
3 trả lời
Hỏi chi tiết
220
1
0
Tú Quyên
03/09/2023 20:13:43
+5đ tặng
Câu 7:
a) Chế độ mưa ở Việt Nam có sự đa dạng và phân bố không đồng đều trên các vùng miền. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chế độ mưa bao gồm:
- Địa hình: Vùng núi cao như Tây Bắc và Trung Bộ có mưa nhiều hơn do tác động của hệ thống núi, tạo điều kiện cho khí hậu lên cao và gặp phải nhiều khối không khí ẩm.
- Hướng gió: Vùng ven biển như Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng có mưa nhiều hơn do hướng gió mùa đông từ Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển.
- Tác động của các hệ thống thời tiết: Các cơn bão, áp thấp nhiệt đới và hệ thống gió mùa cũng ảnh hưởng đến chế độ mưa ở Việt Nam.

b) Mùa mưa ở miền Trung có sự khác biệt với mùa mưa của cả nước do các yếu tố sau:
- Địa hình: Miền Trung có nhiều dãy núi và đồi núi, tạo điều kiện cho hệ thống núi tạo ra hiệu ứng chắn gió và tạo ra mưa nhiều hơn.
- Hệ thống gió mùa: Miền Trung có hệ thống gió mùa đặc biệt, với gió mùa Đông Nam và gió mùa Tây, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các dòng gió và gây ra mưa nhiều hơn.
- Tác động của biển: Miền Trung có đường bờ biển dài, tạo điều kiện cho hơi nước từ biển bay vào đất liền và gây ra mưa nhiều hơn.

Câu 8:
Khí hậu có tác động đáng kể đến địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật ở Việt Nam:
- Địa hình: Khí hậu ảnh hưởng đến quá trình thời tiết và thủy văn, gây ra hiện tượng mưa, gió, lũ lụt và sự thay đổi của địa hình như sự xói mòn, tích tụ đất và hình thành các dòng sông, hồ, vịnh.
- Sông ngòi: Khí hậu ảnh hưởng đến lượng mưa và lượng nước trong sông ngòi, tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống sông ngòi và hình thành các hệ thống sông ngòi phong phú ở Việt Nam.
- Đất: Khí hậu ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phân bố đất, gây ra sự khác biệt về đặc điểm đất như đất phù sa, đất đỏ, đất cát và đất sét.
- Sinh vật: Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của các loài sinh vật, gây ra sự đa dạng sinh học và hình thành các hệ sinh thái đặc biệt ở Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Đức Lâm
03/09/2023 20:14:20
+4đ tặng

Câu 7: a) Chế độ mưa ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

  • Tổng lượng mưa trong năm đều lớn.
  • Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng VI.
  • Có chế độ mưa theo mùa, mùa khô mưa ít, lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa (chiếm hơn 80% lượng mưa cả năm)

b) Mùa mưa ở miền Trung có sự khác biệt với cả nước vì miền Trung chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ở miền Trung cũng diễn ra chậm hơn so với miền Bắc. Theo diễn biến bình thường thì mùa mưa bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau

Câu 8: Khí hậu có tác động lớn đến địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật ở Việt Nam. Độ dốc của địa hình đã phân bố lại vật chất trong đất, sườn càng dốc tầng đất càng mỏng do xói mòn càng mạnh, đất nơi cao bị bào mòn đến nơi thấp do trọng lực. Biến đổi khí hậu cũng gây ra những tác động như hạn hán dữ dội, khan hiếm nước, hoả hoạn nghiêm trọng, mực nước biển dâng cao, lũ lụt, băng ở hai cực tan chảy, bão tố dữ dội và suy giảm đa dạng sinh học

Câu 9: Chế độ nhiệt ở Việt Nam có những điểm sau:

  • Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là 23.5°C, của Huế là 25.1°C và của TP Hồ Chí Minh là 27.1°C.
  • Nhiệt độ tháng nóng nhất của Hà Nội là 28.9°C, của Huế là 29.4°C và của TP Hồ Chí Minh là 28.9°C.
  • Nhiệt độ tháng lạnh nhất của Hà Nội là 16.4°C, của Huế là 19.7°C và của TP Hồ Chí Minh là 25.7°C.

Nhìn chung, chế độ nhiệt của Việt Nam phân hóa rất phức tạp do sự khác biệt về vị trí địa lí và khí hậu giữa các vùng miền. Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tháng lạnh nhất tăng dần từ Bắc vào Nam trong khi nhiệt độ tháng nóng nhất không có sự khác biệt rõ ràng giữa các thành phố này.

0
0
Pingg
03/09/2023 20:14:31
+3đ tặng

Đặc điểm chế độ mưa của nước ta:

a. Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn:

Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ luân phiên, đặc biệt gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mang theo lượng mưa lớn. Mặt khác trên lãnh thổ nước ta cũng là nơi hoạt động mạnh của các frong và dải hội tụ nhiệt đới nên có lượng mưa lớn.

b. Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ.

– Lượng mưa trung bình năm dưới 800 – 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

– Lượng mưa trung bình năm từ 1200 – 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giangm Bắc Ninh….

Nguyên nhân: Do địa hình khuất gió (Lạng Sơn, Cao Bằng…) hoặc hướng địa hình song song với hướng gió Tây Nam (cực Nam Trung Bộ).

– Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 2000 mm và từ 2000 – 2400mm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ…

Nguyên nhân: Do nước ta nừm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng mưa nhiều.

– Lượng mưa trung bình năm từ 2400 – 2800 mm và trên 2800 mm phân bố ở Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ninh…

Nguyên nhân: Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.

c. Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương.

– Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X (mưa mùa hạ – thu). Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.

– Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau (mưa thu – đông).

Nguyên nhân: 

+ Về mùa hạ: sườn khuất gió mùa Tây Nam (hoặc song song với hướng gió như ở Nam Trung Bộ) có mưa ít.

+ Về mùa thu – đông: do tác động của frong và dải hội tụ nhiệt đới và một phần do hoạt động mạnh của bão nên lượng mưa lớn, nhất là vùng duyên hải ở phía Bắc, còn phía Nam chịu tác động yếu nên có lượng mưa nhỏ.

– Sự tương phản 2 mùa mưa – khô rõ rệt nhất là ở Tây Nguyên và Nam Bộ do các vùng này ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên có một mùa khô sâu sắc, lượng mưa nhỏ.

Kết luận: Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về không gian và thời gian. Sự phân hóa không gian là do tác động của vị trí địa lí, địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:

a) Hoạt động sản xuất nông nghiệp:

– Thuận lợi: nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.

– Khó khăn:

+ Thời tiết thất thường (thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại…) gây khó khăn cho hoạt động canh tác, thời vụ, phòng chống thiên tai.

+ Độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.

b) Hoạt động sản xuất khác và đời sống:

– Thuận lợi: để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.

– Khó khăn:

 + Hoạt động giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi.

 + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.

 + Thiên tai bão lũ, nhạn hán gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, về người và tài sản.

 + Các hoạt động thời tiết thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

 + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo