Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyện ngắn là gì

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
I. Hs đọc và gạch chân phần kiến thức ngữ văn ( skg/12,13)
1. Truyện ngắn là gì?
2. Nêu những đặc điểm cơ bản đặc điểm gì?
3.Thế nào là tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học?
4.Tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học có vai trò gì?
5. Giới thiệu nét chính về tác giả Thanh Tịnh?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
525
1
0
Kim Mai
05/09/2023 17:10:43
+5đ tặng
1) 
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó.
2) + Truyện ngắn là một giới hạn về thế giới nghệ thuật.
+ Truyện ngắn có thời gian và không gian của câu chuyện phụ thuộc vào người kể, môi trường, hoàn cảnh câu chuyện.
+ Truyện ngắn miêu tả nhân vật ở những khía cạnh nổi bật nhất.
+ Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
+ Truyện ngắn được tạo dựng từ những chi tiết hết sức hấp dẫn, sinh động.
+ Truyện ngắn thường có kết cấu bất ngờ đột biến, hoặc tương phản, hoặc liên tưởng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Hiền
05/09/2023 17:14:21
+4đ tặng
1. Truyện ngắn là gì?
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó.
2. Nêu những đặc điểm cơ bản đặc điểm gì?
+)Truyện ngắn là một giới hạn về thế giới nghệ thuật.
+)Truyện ngắn có thời gian và không gian của câu chuyện phụ thuộc vào người kể, môi trường, hoàn cảnh câu chuyện.
+). Truyện ngắn miêu tả nhân vật ở những khía cạnh nổi bật nhất.

3.Thế nào là tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học?
Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút
4.Tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học có vai trò gì?
Nhờ tưởng tượng, các nhà thơ đã đem lại những sáng tạo về hình tượng, cảm xúc và ngôn ngữ, gây được những khoái cảm thẩm mỹ nơi người đọc” như một lần khẳng định tưởng tượng trong Văn học là chìa khoá quan trọng làm nên thnàh công của tác phẩm
5. Giới thiệu nét chính về tác giả Thanh Tịnh?
Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.Ông cũng có các bút danh khác như : Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Phạm Hiền
chấm điểm cho mình nhé
0
0
Đức Anh Trần
06/09/2023 03:02:49
+3đ tặng
  1. Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa. Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định.
  2. Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn là:
    • Có số lượng nhân vật ít, thường chỉ có một hoặc hai nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
    • Có cốt truyện đơn giản, không có nhiều tình tiết phức tạp hoặc lặp lại.
    • Có thời gian diễn biến ngắn, thường chỉ trong một khoảng thời gian nhất định hoặc một sự kiện quan trọng.
    • Có không gian hạn chế, thường chỉ diễn ra ở một địa điểm duy nhất hoặc vài địa điểm liên quan.
    • Có kết thúc bất ngờ, gây ấn tượng hoặc để lại dư âm cho người đọc.
  3. Tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học là hoạt động của trí óc người đọc khi đối diện với tác phẩm, dựa trên các kí hiệu ngôn ngữ, hình ảnh nghệ thuật, tư tưởng và cảm xúc của tác giả để tái hiện lại nội dung và ý nghĩa của tác phẩm theo cách riêng của mình.
  4. Tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng, bởi vì:
    • Nó giúp người đọc hiểu được các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo.
    • Nó làm cho tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh; ngược lại, người đọc nhờ tác phẩm mà được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy.
    • Nó là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo.
  5. Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông cũng có các bút danh khác như: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945). Ông sinh tại xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán. Đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học Đông Ba và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế. Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa… Sáng tác đầu tay của ông là truyện “Cha làm trâu, con làm ngựa” đăng trên Thần kinh tạp chí (1934). Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường. Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông (“Mòn mỏi” và “Tơ trời với tơ lòng”) được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942). Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ. Năm 1948, ông nhập ngũ. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1954, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, chuyển sang sáng tác. Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II. Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu. Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế. Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản: Trước 1945: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Tôi đi học (truyện ngắn, 1941), Chị và em (truyện ngắn, 1942), Con so về nhà mẹ (truyện ngắn, 1943), Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)… Sau 1945: Sức mồ hôi (ca dao - 1954), Những giọt nước biển (tập truyện ngắn - 1956), Đi từ giữa một mùa sen (truyện thơ -1973), Thơ ca (thơ - 1980), Thanh Tịnh đời và văn (1996)….

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư