Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra những hành động của Huấn Cao khi gặp viên quản ngục, khi nghe mình sắp bị chém

Chỉ ra những hành động của Huấn Cao khi gặp viên quản ngục , khi nghe mh sắp bị chém
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
132
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Khi gặp viên quản ngục và nghe rằng mình sắp bị chém, Huấn Cao có thể thực hiện các hành động sau:

1. Tìm cách bảo vệ bản thân: Huấn Cao có thể cố gắng né tránh hoặc đưa tay che mặt để tránh những đòn chém.

2. Phản ứng tức thì: Huấn Cao có thể phản ứng nhanh chóng bằng cách đẩy lùi viên quản ngục hoặc cố gắng lấy vật gì đó để tự vệ.

3. Kêu cứu: Trong tình huống nguy hiểm, Huấn Cao có thể kêu cứu để thu hút sự chú ý của những người khác trong tù.

4. Thuyết phục viên quản ngục: Huấn Cao có thể cố gắng thuyết phục viên quản ngục từ bỏ ý định chém mình bằng cách nói chuyện, đưa ra lý lẽ hoặc tìm cách làm cho viên quản ngục thay đổi quan điểm.

5. Tự bảo vệ sau khi bị chém: Nếu không thể tránh được đòn chém, Huấn Cao có thể cố gắng tự bảo vệ bằng cách đưa tay che mặt, né tránh hoặc cố gắng giảm thiểu sự tổn thương.

Lưu ý rằng đây chỉ là những gợi ý về cách hành động có thể xảy ra trong tình huống tưởng tượng. Thực tế có thể khác và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình huống cụ thể, tính cách và kỹ năng tự vệ của Huấn Cao.
1
1
Tiến Dũng
10/09/2023 08:19:15
+5đ tặng

Nhà văn Nguyễn Tuân là một nhà văn có nét tài hoa hơn người, trong mỗi tác phẩm của ông đều sử dụng bút pháp lãng mạn. Nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" được lấy nguyên mẫu từ nhân vật Cao Bá Quát một con người văn võ song toàn có nhiều tài năng nhưng lại sinh ra không gặp thời vận.Bằng việc chỉ ra nét đẹp của Huấn Cao, xây dựng một nhân vật hoàn mỹ tác phẩm.

"Chữ người tử tù" đã khẳng định được bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân cũng như tài năng xây dựng hình ảnh của tác giả. Có thể thấy rừng thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục chính là đôi mắt nhìn đời, nhân sinh quan của tác gia Nguyễn Tuân. Nó thể hiện triết lý sống của tác giả với cái đẹp cái lương thiện trong cuộc sống. Nhân vật Huấn Cao là một người có học thức, có tài năng nhưng lại vô cùng có ý chí. Huấn Cao xem thường những kẻ quyền thế xem thường những kẻ chỉ biết xu nịnh để mong trục lợi cho riêng mình. Ông không tôn trọng triều đình phong kiên lúc đó mà vô cùng phẫn nộ với chế độ đó bởi dưới mắt ông triều đình phong kiên là một hệ thống mục nát, và chỉ biết bóc lột những người dân lương thiện. Chính vì vậy khi ông nhận được sự thiết đãi của viên quản ngục, ngày nào cũng có rượu thịt của viên quản ngục mang cho. Nhưng không làm cho Huấn Cao cảm kích ngược lại còn khiến cho Huấn Cao thêm kinh bạc, thể hiện sự lạnh lùng của Huấn Cao đối với viên quản ngục. Khi viên quản ngục hỏi Huấn Cao cần gì, thì Huấn Cao chỉ lạnh lùng nói ta muốn ngươi biết mất khỏi chỗ này? Viên quản ngục chỉ cúi đầu và đáp lại, xin lĩnh ý. Lúc này do Huấn Cao không hiểu hết được bản chất bên trong con người của viên quản ngục. Nhưng chính trong những ngày ở nhà giam lại giúp cho Huấn Cao nhận được những tình cảm thật lòng của viên quản ngục giúp cho Huấn Cao hiểu được viên quản ngục là một người tốt. Anh ta vẫn giữ được tâm hồn lương thiện, nên cuối cùng Huấn Cao đã nhận viên quản ngục là người bạn của mình.

Huấn Cao không những cho viên quản ngục chữ của mình, một việc làm hiếm hoi của Huấn Cao xưa nay chỉ cho chữ những người bạn thân thiết, tâm dao những người mà Huấn Cao coi là bạn còn chữ của Huấn Cao không bán, không cho đi vì quyền lợi hay mục đích nào cả. Ông đã cho chữ viên quản ngục và còn cho viên quản ngục những lời khuyên tâm giao của mình. Huấn Cao mong viên quản ngục từ bỏ công việc này bởi ở một nơi tanh hôi mùi máu này khiến cho người ta khó giữ được lòng lương thiện của mình. Trong những câu nói đó của Huấn Cao người đọc hiểu được một tiết lý sâu sắc đó chính là dù ở hoàn cảnh nào cái đẹp, sự lương thiện của con người cũng vẫn được tôn trọng. Nhưng cái đẹp và sự lương thiện không thể sống chúng với sự xấu xa, thấp kém, và con người chỉ có thể cảm nhận được cái đẹp một cách hoàn mỹ nhất ở những nơi cái đẹp được tôn vinh. Ý tứ sâu sắc của Huấn Cao thể hiện thái độ sống, nhân sinh quan của nhà văn Nguyễn Tuân vô cùng thâm thúy sâu xa.

Nhân vật Huấn Cao được viết lên như một con người hào hoa, nhưng nó càng được tôn vinh hơn khi viên quản ngục là một người biết tôn trọng cái đẹp. Xem chữ viết của Huấn Cao là một báu vật hiếm có trên đời. Cái đẹp khi rơi vào tay của một người biết thưởng thức thì nó càng trở nên lấp lánh gấp ngàn lần. Bản tính của Huấn Cao là một kẻ không sợ trời đất, nhưng trước sự lương thiện của con người thì ông lại rung động thật sự, nên thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục trong truyện "Chữ người tử tù" chính là một thái độ biết trân trọng những người sống tình nghĩa, lương thiện.

Trong phần kết thúc truyện ngắn "Chữ người tử tù" hành động Huấn Cao đứng hiên ngang viết từng nét chữ như rồng bay phượng múa trên giấy tặng cho viên quản ngục. Chính là hành động đẹp nhất truyện làm xúc động lòng người đọc. Chi tiết này là chi tiết đắt giá nhất toàn bộ tác phẩm bởi nó khẳng định chân lý ở nơi nào cái đẹp cũng có thể tồn tại, khi cái tài và cái tâm của con người được kết hợp với nhau một cách hài hòa, thống nhất tạo nên một điều vô cùng tuyệt vời. Thông qua nhân vật Huấn Cao ta thấy rằng cái đẹp có sức mạnh to lớn thức tỉnh con người và khiến co người hướng tới sự chân thiện mỹ trong cuộc sống.

Chữ người tử tù là một tác phẩm bất hủ của nhà văn Nguyễn Tuân. Thông qua thái độ của nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục ta thấy rằng chỉ sự chân thành, lương thiện mới làm con người ta trở thành bạn với nhau. Diễn biến tâm lý của nhân vật Huấn Cao thay đổi qua từng chặng đường, chỉ cái đẹp và lòng lương thiện mới làm con người ta xích lại gần nhau còn tiền bạc vật chất chỉ là thứ phù du mà thôi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Phạm Hiền
10/09/2023 08:27:11
+4đ tặng
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ trước đến nay. Những tác phẩm của ông thường có nhiều thành công lớn về nghệ thuật. Bên cạnh bút pháp lãng mạn, thủ pháp tương phản,... nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng tạo một ấn tượng khó phai mờ, góp phần vào sự thành công của truyện ngắn. Điều đó được thể hiện sinh động qua tâm lí nhân vật chính của thiên truyện – nhân vật Huấn Cao, đặc biệt là diễn biến thái độ của ông đối với nhân vật viên quản ngục.

Huấn Cao là nhân vật được xây dựng với tất cả niềm yêu mến, quý trọng của tác giả. Đó là một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, tài hoa vô song “có tài viết chữ”, văn võ song toàn. Chỉ vì không chịu bị giam cầm trong xã hội nhiều bất công ngang trái mà cùng nhân dân khởi nghĩa chống lại triều đình. Kết cục, ông đành lỡ dở một đời tài hoa anh dũng, bị giam vào chốn ngục tù.

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật của mình, tác giả đã xây dựng lên không gian hết sức khác lạ, đó là ngục tù, chính tại chốn ngục từ này là nơi “lí tưởng” để diễn ra cuộc đối đầu giữa hai luồng tư tưởng – hai thế lực thù địch: một bên là những quan lại quản ngục đại diện cho chính quyền phong kiến thối nát, bảo thủ, tàn ác đương thời; một bên là những kẻ “nổi loạn”, những tên “giặc cỏ” – những người anh hùng vì bất mãn cường quyền mà đứng lên khởi nghĩa. Hiểu rõ điều đó hơn ai hết, ban đầu Huấn Cao đã tỏ rõ khí khái tiết nghĩa bằng thái độ coi thường miệt thị viên quản ngục. Nhưng hỡi ôi, sự đời vẫn vốn trái ngang như thế. Thối nát, bảo thủ, tàn ác là từ dùng cho ai kia, nó không hoàn toàn đúng với viên quản ngục tỉnh Sơn, nơi Huấn Cao bị giam.

Xây dựng nhân vật viên quản ngục, người đọc tưởng chừng sẽ được gặp nhân vật trái ngược hoàn toàn với Huấn cao, ngược lại Viên quản ngục lại là một người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” rất mến phục, sùng bái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao và thực sự là kẻ còn lại chút “thiên lương”. Cùng với hình tượng nhân vật Huấn cao, viên quản ngục hiện lên thật đẹp, thật đáng khâm phục cho con người có tấm lòng cao đẹp. Dẫu ở giữa chốn quan trường hiểm ác, giữa cái sống và cái chết nhưng viên quản ngục vân thức tỉnh được lương tâm của mình.

Sau khi nhận ra điều ấy, Huấn Cao bằng tất cả sự cao đẹp của nhân cách một nhà nho chân chính đã cúi mình xuống, nâng dậy và phủi bụi cho một linh hồn đang trên bờ vực của tội lỗi. Huấn Cao dành những dòng chữ cuối đời mình tặng cho viên quản ngục, dành tiếng nói nhân tình vọng lên từ sâu thẳm tâm hồn khuyên giải viên quản ngục nhắc ông quay về với thiên lương.

Diễn biến thái độ ấy của Huấn Cao là một quá trình biện chứng phức tạp. Lần đầu tiên “ra mắt” những quản ngục tỉnh Sơn, Huấn Cao đã có một thái độ, việc làm đầy thách thức: “rỗ mạnh gông”. Trong cái “rỗ mạnh” rất tự nhiên ấy ẩn chứa một thái độ khinh bạc: gông cùm của các người có là gì? ta rỗ gông đuổi rệp, và các ngươi chẳng khác chi lũ rệp bám đen mặt đất kia. Vào trong nhà giam rồi, thái độ của ông vẫn không hề nhún nhường uốn mình hơn. Trong khi viên quản ngục vì tấm chân tình tội nghiệp mà hết lòng ưu ái cho ông và các bạn đồng chí thì ông luôn luôn ra mặt: “khinh bạc đến điều”. Khi viên quản ngục đến gặp ông trong nhà giam “khép nép” hỏi: “Ngài muốn gì xin cho biết tôi sẽ cố gắng chu cấp” thì lạnh lùng trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Ông rất ung dung nơi bùn lầy khắc nghiệt ấy, thái độ này tất đã nằm trong toan tính của Huấn Cao: ông càng tỏ ra ung dung bao nhiêu càng tỏ lòng khinh bạc lũ “tiểu lại giữ tù” bấy nhiêu, chúng chẳng hề làm ông lo sợ, chúng đang bị mất hết uy quyền.

Có thể nói, thái độ trên đây của Huấn Cao đối với viên quản ngục là một tất yếu. Bởi ông chưa được rõ nỗi trái ngang trong số phận người quản ngục. Trong suy nghĩ của ông lúc này, hắn là đại diện cho cái chính quyền ông thù ghét: hắn là kẻ thù của ông. Mà Huấn Cao, con người ông đâu chỉ tài năng xuất chúng, ông còn tiêu biểu cho nhân cách và khí phách người anh hùng. Ông đã xả thân vì đại nghĩa, cái chết còn coi nhẹ như lông hồng thì sao lại sợ kẻ giữ từ hèn mọn? Ông là con người đầy tự trọng “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình (...) bao giờ”. Câu nói khẳng khái ấy khiến ta nghĩ đến ý thơ thanh cao của Cao Bá Quát “Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”, hay cái nhếch mép “Coi khinh nghìn lực sĩ” của Lỗ Tấn hay cái ý niệm sâu xa “Người đàn ông chỉ có thể quỳ trong hai trường hợp: Để uống nước nguồn và để hái hoa”. Với một nhân cách cao khiết như vậy, trong mắt Huấn Cao, ông chỉ coi viên quản ngục là kẻ tiểu nhân lê bước theo cái chính quyền suy mạt ông căm ghét: tất thảy bọn chúng chỉ là kẻ đáng khinh, đáng coi thường mà thôi!

Thái độ này của Huấn Cao càng khiến người đọc cảm phục ông hơn nữa. Không cúi đầu trước ác quyền, tà lực; biết ghét cái ác đến tận cùng, điều đó chỉ có ở những con người có cái tâm rực rỡ như ánh dương, sáng trong như nước ngọt đầu nguồn và thanh cao như bông mai đầu núi. Nếu câu chuyện đi theo chiều hướng ấy thì cũng đã rất hay. Nhưng ngòi bút Nguyễn Tuân không muốn tuân theo những thói thường của cuộc sống(ông là một nhà văn đầy cá tính mà!). Viên quản ngục của Nguyễn Tuân thực chất không giống những viên quản ngục thông thường. Ông lại là một tâm hồn nhiều uẩn khúc kì lạ. Hiểu rõ con người ấy, Huấn Cao lại có một thái độ khác hẳn, hoàn toàn ngược lại lúc ban đầu.

Ông đã thấy ân hận vì “biết đâu một người như thầy quản lại có tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, vì “thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Do đó, dù là một người rất “khoảnh” “trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” thì nay, những dòng chữ cuối cùng của đời mình ông dành tặng người quản ngục. Chẳng những vậy, ông còn coi người ấy như chỗ tri âm đưa lời khuyên giải. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ, ban lời trong tác phẩm gây nhiều niềm rung cảm cho người đọc, xứng đáng là một trong những áng văn đẹp nhất của văn học Việt Nam.

Đó quả thực là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy”. Nguyễn Tuân đã tập trung bút lực, tài năng, và sự bay bổng vào cảnh này. Viết chữ, cho chữ, chiêm ngưỡng chữ thánh hiền... Cảnh tượng ấy vốn chỉ dẫn ra nơi thư phòng trang nghiêm, trịnh trọng của những người học rộng tài cao. Còn chốn ngục từ kia nơi “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián tưởng chỉ là nơi tận đáy cùng xã hội nhơ nhớp tanh hôi”.

Nhưng vào cái đêm khuya thanh vắng trước ngày Huấn Cao về kinh chịu tội, việc cho chữ thiêng liêng đã diễn ta tại nơi mịt mù tăm tối kia. Ở đây, người cho chữ là con nợ rất mực tài hoa, người nhận chữ là viên quản ngục – người mà xã hội vốn chỉ coi là kẻ đi bên lề cuộc đời sinh động cao cả này. Tâm thế người cho chữ – người tù trong sáng bay bổng thanh cao cùng cái đạo chữ thánh hiền mặc thể xác bị giam cầm “cổ đeo gông chân vướng xiềng”. Người quản ngục “run run” khúm núm như đối nhận sự gia ơn của người tử tù.

Đêm sâu thăm thẳm, nhà lao âm u tĩnh mịch giữa đêm đen đặc quánh, sánh lại thứ âm khí tội lỗi, oan khiên tù ngục, bất ngờ rực lên ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu đỏ rực bừng lên, “mùi mực tàu” thơm ngát. Ánh sáng của bó đuốc, mùi thơm của mực tàu hay chính là ánh sáng, hương thơm của nhân cách khí phách, của cái thần con chữ thánh hiền, ánh sáng rực rỡ của bó đuốc soi tỏ “ba cái đầu chụm lại” trên vuông lụa trắng tinh “còn nguyên vẹn lần hồ”. Cảnh tượng thiêng liêng và trang trọng quá! Bóng tối không làm tắt đi ngọn đuốc, màn đêm không phủ được màu trắng tinh của lụa, và sự hôi tanh của phân gián phân chuột không ngăn được mùi thực ngào ngạt tỏa lên ướp hương, tẩm vị vào tâm hồn con người.

Cao, tiếng nói của cái đẹp..., tiếng nói khuyên con người về với các Thiện “ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy... về quê không ở đây nhem nhuốc” cả tâm hồn nhân phẩm. Và người quản ngục chỉ có thể nghẹn ngào một tiếng “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Vậy là cái Đẹp đã cảm hoá cái xấu, cái ác và nói như Đôxtôiepxki “Cái Đẹp đã cứu vớt nhân thế”. Không gian im lìm tĩnh mịch, nếu có âm thanh vang lên thì đó là tiếng nói của Huấn Lời khuyên chân tình của Huấn Cao “ở đây không phải chốn treo tấm lụa” còn khẳng định một điều: Cái Đẹp không thể sống chung, sống cùng, sống lần lộn với cái ác, cái xấu.

Sau câu nói của Huấn Cao, không gian tĩnh lặng. Tĩnh lặng để cho cái Thiện, cái Đẹp bồi hồi ngân vang... Và khi ấy, Huấn Cao, người quản ngục, từ thế đối lập đã hòa vào nhau chỉ còn niềm tôn kính vô bờ trang trọng với cái Đẹp, cái Thiện của cuộc đời này.

Sự thay đổi trong thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục thực ra không có điều gì bất ngờ và phi li. Bởi thực tế Huấn Cao là người khí phách nhưng viên quản ngục không phải hoàn toàn xấu xa. Huống hồ họ lại gặp nhau nơi lòng yêu mến, tôn sùng cái Đẹp. Vì vậy, ta có thể hiểu con đường họ đi từ thế đối lập đến sự hòa hợp trong sự toả hương của con chữ thiên lương. Không chỉ vậy, trong nhân cách Huấn Cao, ông còn là con người đầy tinh tế, độ lượng, biết trọng người có thiên lương. Ông vì cảm một tấm lòng mà cho chữ kẻ tội đồ của cái Thiện. Nơi tù ngục, lúc cuối đời ông đâu ngờ lại gặp được một tâm hồn tri âm, tri kỉ!

Miêu tả thành công diễn biến thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục, Nguyễn Tuân đã tô đậm vẻ đẹp nhân cách cho nhân vật ông yêu mến. Đó thực là hình mẫu lí tưởng cho một con người tài hoa, khí phách, độ lượng – một biểu tượng hoàn mĩ cho cái Đẹp, cái Thiện. Qua sự đổi thay trong tâm lí nhân vật, nhà văn cũng khẳng định một điều: cái Thiện có thể sinh ra từ cái ác (thiên lương cho người quản ngục được ban tặng chốn ngục tù) nhưng không thể sống chung, sống lẫn lộn cùng cái ác (Huấn Cao từng khinh thường viên quản ngục vì nghĩ nhầm đó là kẻ ác rồi sau đó khuyên ông rời chốn lao tù thì mới bảo toàn được “thiên lương”).

Huấn Cao là một hình tượng văn học hoàn mĩ đẹp đẽ nhất từ trước đến nay trong văn học nước nhà. Nhưng hình tượng ấy không hề cứng nhắc hoặc lí tưởng hóa trong ngòi bút của nhà văn. Ngược lại nó vô cùng sinh động bởi có một diễn biến tâm tư lôgic, biện chứng. Điều đó càng khẳng định thành công của Chữ người tử tù và thêm một lần ngợi ca tài năng có một không hai của tác giả Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam vốn hiếm những hình tượng văn học như thế.

Huấn Cao trong chữ người tử tù hiện lên thật đẹp, thật đáng khâm phục. Dù trong hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt, cái chết cận kề nhưng vị anh hùng này vẫn chấp nhận, vẫn anh dũng kiên cường. Hình ảnh của nhân vật như là tấm gương cho thế hệ chúng ta suy nghĩ là làm theo.
ni khang
liệt kê thui chứ ko phải lm bài văn nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×