Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập và hoàn thiện bảng (theo mẫu dưới đây) để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Bài tập 1. Lập và hoàn thiện bảng (theo mẫu dưới đây) để làm rõ sự khác nhau
giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.
Lãnh địa phong kiến
Nội dung
Hoạt động kinh tế
chủ yếu
Thành phần cư dân
chủ yếu
Thành thị trung đại
CUỘC SỐNG
Bài tập 2. Dựa vào hình 3 (tr. 10, SGK) và hình 4 (tr. 11, SGK), em hãy viết đoạn
văn (khoảng 10 – 15 dòng) miêu tả cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong
các lãnh địa phong kiến. Từ đó, em có nhận xét gì?
Bài tập 3. Việc sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trong các thành thị có ý nghĩa
như thế nào đối với nền kinh tế trong xã hội phong kiến Tây Âu?
Bài tập 4. Tại sao nói: Thành thị ra đời góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân
quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền?
Bài tập 5. Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại
(các thành phố cổ, trường đại học,..) còn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển đến
ngày nay.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
146
0
0
Thu Giang
13/09/2023 20:05:28
+5đ tặng
Câu 3 

- Trước khi các thành thị ra đời, nền kinh tế của xã hội Tây Âu tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Nông nô sản xuất ra mọi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của lãnh địa. Việc trao đổi, buôn bán với bên ngoài rất hạn chế. Lãnh chúa chỉ mua những thứ mà người nông nô không tự sản xuất ra được như sắt, muối,.... Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế gần như biệt lập, khép kín.

- Khi thành thị ra đời, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trở thành chủ đạo, đã phá vỡ dần nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, khép kín của lãnh địa. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ đã được hình thành, thúc đẩy thương mại của các nước Tây Âu phát triển mạnh hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ozzy TK
13/09/2023 20:10:31
+4đ tặng

bt1 Nội dung                                   lãnh địa phong kiến                      thành thị trung đại

Hoạt động kinh tế chủ yếu    Sản xuất nông nghiệp  Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp

Thành phần cư dân chủ yếu    Lãnh chúa, nông nô                   Thợ thủ công, thương nhân

 

bt2 

- Thành phần dân cư chủ yếu trong lãnh địa là: lãnh chúa phong kiến và nông nô

- Lãnh chúa là chủ sở hữu của lãnh địa. Lãnh chúa có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật pháp riêng. Trong lãnh địa, lãnh chúa cho xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh và giao đất khẩu phần cho nông nô cày cấy. Trong đời sống thường nhật, lãnh chúa không tham gia vào hoạt động sản xuất mà sống xa hoa, sung túc dựa trên sự bóc lột nông nô.Nông nô là lực lượng sản xuất chính tạo ra của cải vật chất trong lãnh địa. Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất của lãnh chúa (đất khẩu phần) và phải nộp địa tô, mức tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp cho lãnh chúa nhiều loại thuế khác, như: thuế cưới xin, thuế ma chay .
BT3 :; 
  Trước khi các thành thị ra đời, nền kinh tế của xã hội Tây Âu tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Nông nô sản xuất ra mọi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của lãnh địa. Việc trao đổi, buôn bán với bên ngoài rất hạn chế. Lãnh chúa chỉ mua những thứ mà người nông nô không tự sản xuất ra được như sắt, muối,.... Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế gần như biệt lập, khép kín.

- Khi thành thị ra đời, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trở thành chủ đạo, đã phá vỡ dần nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, khép kín của lãnh địa. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ đã được hình thành, thúc đẩy thương mại của các nước Tây Âu phát triển mạnh hơn.

Tomorrow
anh quên gì rồi đấy
Ozzy TK
BT 4 : Cơ sở của chế độ phong kiến phân quyền chính là sự tồn tại biệt lập của các lãnh địa. Mỗi lãnh địa có hệ thống tiền tệ, đo lường, luật pháp riêng,... Mỗi lãnh chúa được ví như một “ông vua con”, thậm chí nhà vua cũng phải thừa nhận quyền “miễn trừ. - Khi thành thị ra đời đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh hơn. Nền kinh tế này đòi hỏi phải có một thị trường thống nhất và rộng lớn hơn, hệ thống tiền tệ, đo lường, luật pháp cũng phải thống nhất,... Do đó, các thị dân ủng hộ nhà vua trong việc đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia, hình thành chế độ phong kiến tập quyền.
Ozzy TK
Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị Trung đại: + Các thành phố: Phi-ren-xê (Italia), Bru-ge (Vương quốc Bỉ)… . thiếu mấy cái ni chứ gì
Ozzy TK
khỏi củm ơn nhen

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư