Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong truyện "Người con gái Nam Xương"

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong truyện "Người con gái Nam xương" 
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
84
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong truyện "Người con gái Nam xương", Vũ Nương được miêu tả là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp và có phẩm chất cao. Dưới đây là phân tích về vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương:

1. Tình yêu và lòng nhân ái: Vũ Nương là một người rất yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Cô luôn sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng họ. Tình yêu và lòng nhân ái của Vũ Nương là một trong những phẩm chất đẹp nhất của cô.

2. Sự thông minh và sáng suốt: Vũ Nương được miêu tả là một người thông minh và sáng suốt. Cô có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng và đưa ra những quyết định đúng đắn. Sự thông minh và sáng suốt của Vũ Nương giúp cô vượt qua những khó khăn và trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ.

3. Sự kiên nhẫn và kiên trì: Vũ Nương là một người kiên nhẫn và kiên trì. Dù gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống, cô không bỏ cuộc mà luôn cố gắng vượt qua chúng. Sự kiên nhẫn và kiên trì của Vũ Nương là một phẩm chất đáng ngưỡng mộ.

4. Sự tận tụy và trung thành: Vũ Nương là một người tận tụy và trung thành với những người xung quanh. Cô luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích cá nhân và sẵn lòng hy sinh cho người thân yêu. Sự tận tụy và trung thành của Vũ Nương là một trong những phẩm chất đẹp nhất của cô.

Tổng kết, Vũ Nương trong truyện "Người con gái Nam xương" được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp và có những phẩm chất cao quý như tình yêu và lòng nhân ái, sự thông minh và sáng suốt, sự kiên nhẫn và kiên trì, cùng sự tận tụy và trung thành. Tất cả những phẩm chất này tạo nên vẻ đẹp phẩm chất đặc biệt của Vũ Nương.
1
0
Thành
16/09/2023 19:57:50
+5đ tặng

Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện oan nghiệt về số phận của nàng Vũ Nương, đẹp người đẹp nết. Chỉ vì sống trong một xã hội phong kiến đầy áp bức bất công mà nàng đã phải chịu nhiều bất hạnh. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Dữ muốn bày tỏ nỗi lòng thương xót cho nàng Vũ Nương nói riêng cũng như số phận của những người phụ nữ sống trong xã hội cũ nói chung.

Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, hình ảnh nàng Vũ Nương được tác giả xây dựng là một người phụ nữ tốt đẹp với đầy đủ những phẩm hạnh. Vũ Nương “người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nết hạnh của Vũ nương được nhấn mạnh qua nhiều chi tiết trong tác phẩm. Vì hạnh nên nàng mới được Trương Sinh “mến vì dung hạnh, xin đem trăm lạng vàng cưới về”. Cô luôn nói năng ngọt ngào, thiết tha. Trong truyện, có 10 lượt thoại của Vũ Nương, lượt thoại nào nàng cũng đằm thắm, dịu hiền. Chẳng hạn: “Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót…”. Xa chồng, Vũ nương “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết” sắt son, chung thủy! Dung, ngôn, hạnh của Vũ Nương đã chứng tỏ nàng thực là một người đàn bà theo đúng chuẩn mực của Nho gia.

Từ điểm nhìn dân gian soi chiếu, nàng cũng là lí tưởng. Nguyễn Dữ đã đặt Vũ Nương vào mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu để làm nổi bật phẩm giá của nàng. Thời phong kiến, mẹ chồng với nàng dâu thường như nước với lửa. Ca dao có nhiều câu nói về chuyện này:

Đói lòng ăn nắm lá sung,

Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi.

Thương chồng nên khóc tỉ ti,

Chứ tôi với mụ, bà con gì với nhau!

Ấy vậy mà Vũ Nương: khi mẹ chồng ốm, “nàng hết sức thuốc thang, lễ bái và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, mẹ chồng mất, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Cư xử với mẹ chồng như vậy, hẳn có một không hai trong thiên hạ? Vì thế, lúc sắp trút hơi thở cuối cùng, mẹ chồng của Vũ Nương đã vừa ghi nhận nhân cách, đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng vừa bày tỏ mong muốn của một bà mẹ chồng yêu con dâu hết mực: “Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Được mẹ chồng yêu quý như Vũ Nương hẳn cũng là rất hiếm. Với quan hệ mẹ chồng - nàng dâu như vậy, Vũ Nương thực là một nàng dâu hiền thảo. Thêm nữa, Vũ Nương cũng không phải là loại đàn bà tham vọng. Ước mong của nàng rất đỗi giản dị: “chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn công hầu, chỉ xin ngày về được hai chữ bình yên”. Thế chẳng đáng quý lắm sao giữa rừng người đời tham danh, hám lợi? Đặt Vũ Nương từ cả hai điểm nhìn: chuẩn mực Nho giáo và so với dân gian, Nguyễn Dữ đã xây dựng một Vũ Nương thực sự lí tưởng về chữ “hiền”. Nàng là “con người của gia đình. Đức hạnh của Vũ Nương là đức hạnh của một người vợ hiền, dâu thảo, một người yêu mến cảnh gia đình và làm tất cả để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc gia đình”.

Vũ Nương đúng là một người phụ nữ xinh đẹp nết na thùy mị, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một lòng một dạ chung thủy với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới kết quả đáng buồn ấy. Có phải chăng vì cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương không bình đẳng chính sự cách bức về thân phận nghèo khó của Vũ Nương đã cộng thêm cái thế cho Trương Sinh bên cạnh cái thế của một người chồng, người đàn ông gia trưởng trong chế độ phong kiến. Hay đó là những lời nói ngây thơ của đứa trẻ, chứa đầy những dữ kiện nghi ngờ làm cho Trương Sinh một người chồng hay có tính đa nghi ghen tuông, hồ đồ và độc đoán kia trở thành kẻ thô bạo, vũ phu là kẻ bức tử vợ mình trong sự mù quáng, kẻ giết người lại hoàn toàn vô can trong vụ án.

Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo cái xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ bất hạnh ở đây không những không được bênh vực, che trở mà còn bị đối sử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà phải kết liễu đời mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo