Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ của phe Đồng minh trong chiến tranh đã nhanh chóng chuyển thành những mâu thuẫn đối đầu trực tiếp giữa hai khối Đông – Tây. Nguyên nhân khiến cho mâu thuẫn này xuất hiện là do tham vọng và âm mưu muốn làm bá chủ thế giới của đế quốc Mỹ.
Vào năm 1947, học thuyết Truman được ra đời và công bố chính thức, khởi đầu cho một chính sách chống Liên Xô mới và là sự khởi nguồn cho cuộc Chiến tranh lạnh. Nội dung của học thuyết này khẳng định rằng sự tồn tại của Liên Xô chính là mối nguy cơ lớn đe dọa tới Mỹ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Lời đề nghị này với mục đích nhằm biến hai nước này thành căn cứ quan trọng để chống lại Liên Xô cũng như các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Từ đây, những thay đổi trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh bắt đầu được hình thành.
Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ đã dẫn tới tháng 6 năm 1947, Mỹ quyết định thực hiện kế hoạch Mác San nhằm phục hưng các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu. Tiếp đó, đến tháng 1 năm 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu đã tiến hành thành lập Hội đồng tương trợ về kinh tế. Việc thành lập này đã tạo nên sự phân chia đối lập rõ ràng về kinh tế cũng như chính trị ở Châu Âu.
Không đứng yên trước động thái này, năm 1949, Mỹ cũng đã thành lập khối NATO để nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau đó, vào năm 1955, Liên Xô cùng với các nước Đông Âu cũng thành lập khối Vacsava để phòng thủ với mưu đồ của Mỹ. Bắt đầu từ đây, cục diện 2 phe chính thức được xác lập và chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới. Vì vậy, sự biến chuyển trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh có nguyên nhân bắt nguồn từ đây.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |