Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ý nghĩa của yếu tố thực và ảo trong chuyện Chức phán sự đền Tản Viên?

Ý nghĩa của yêu tố thực và ảo trong truyện Chức phán sự đền Tản Viên?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
144
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo LaziXem thêm (+)
1
0
Tiến Dũng
19/09/2023 19:47:34
+5đ tặng

“Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” là một thiên truyện tiêu biểu trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Ngoài cốt truyện, nhân vật thì các yếu tố hoang đường, kì ảo cũng góp phần làm nên sức hấp dẫn vượt thời gian cho tác phẩm

Các yếu tố hoang đường, kỳ ảo chính là những yếu tố không có thực, được thần kì hóa với những dụng ý nghệ thuật cụ thể. Trong “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên”, điều này được thể hiện ở các khía cạnh như nhân vật, không gian nghệ thuật.

Về nhân vật, tác phẩm xây dựng những nhân vật có tính chất kì bí. Nhân vật phản diện - hồn ma tên tướng giặc họ Thôi đã hết trận trên đất Việt, sau đó trở thành yêu quái chiếm miếu của Thổ công. Hình ảnh này ngầm ám chỉ tệ nạn tham nhũng, quan trên chèn ép dân lành khiến đời sống. Đến cả Thượng Đế cũng nhận đút lót từ hắn, bao che cho điều xấu. Khi Ngô Tử Văn tự tay đốt đi ngôi đền, khiến hắn không còn chỗ trú thì tên này lại ngang ngược tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền. Thậm chí, đứng trước điện Diêm Vương, hắn cũng dùng lời lẽ xảo trá nhằm buộc tội khiến Tử Văn. Ngoài ra, nhân vật Thổ công cũng là nhân vật được hư cấu. Ông vốn có lý lịch hiển hách, còn sống làm quan, chết vì cần vương, được phong làm Thổ công, ban cho ngôi đền. Khi Tử Văn bị kiện, ông đã giúp đỡ Tử Văn. Thổ công cho thấy quan niệm “Ở hiền gặp lành”, người tốt đến khi chết đi vẫn được lưu lại tiếng thơm ngàn đời. Hơn hết, nhân vật đáng chú ý hơn cả là Diêm Vương – người đứng đầu cõi âm ti, đóng vai trò phán xử. Ban đầu, Diêm Vương cũng bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thôi lừa gạt, sau đó nhận thấy lời Tử Văn là thật thì lập tức tỉnh táo, phân xử công bằng. Diêm Vương dù ghê rợn nhưng đại diện cho ước mơ của nhân dân về công lí, người thực thi lẽ phải, dùng quyền lực để trị tội kẻ xấu. Ngoài ra, những nhân vật như quỷ sứ, Dạ Xoa đã không khí sống động, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ. Những giấc mơ của Ngô Tử Văn cũng đậm màu sắc huyền huyễn, đặc biệt là chi tiết chết đi rồi sống lại sau khi diện kiến Diêm Vương.

Về không gian, tác giả cũng xây dựng bối cảnh nối liền giữa cõi âm và cõi dương. Không gian cõi âm được Nguyễn Dữ miêu tả vô cùng sống động và hấp dẫn. Tất cả đều âm u, lạnh lẽo: "Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa mắt đỏ tóc xanh, dáng hình nanh ác..."

Những chi tiết trên góp phần làm nên thành công của tác phẩm, khắc họa nét tính cách dũng cảm, bình tĩnh, ý chí kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn. Từ đó, tác phẩm mang đến thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương, công bằng trong xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Long
19/09/2023 19:48:00
+4đ tặng
- Là một trong những truyện truyền kì tiêu biểu, các yếu tố kì lạ, kì ảo cũng đã được khai thác đến tối đa và kết hợp nhuần nhuyễn với các chi tiết hiện thực, phù hợp với cách quan niệm và cách hình dung về cuộc sống. Mốì quan hệ đời sống hiện thực và cõi âm, hư ảo cũng được đan kết, chuyển hóa rất tinh tế, liền mạch, con người đi từ cõi thực vảo cõi ảo đều có lí do, có bước chuyển giai đoạn khiến cho mạch truyện diễn biến tự nhiên, tạo nên màng sương khôi hư ảo đặt trưng cho loại truyện truyền kì. 
- Có thể xác định được mốỉ quan hệ hữu cơ giữa yếu tố kì lạ và hiện thực đã tạo nên đặc trưng nghệ thuật cơ bản cho truyện truyền kì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Trong tất cả các phần chuyển đoạn cũng như diễn biến câu chuyện, cái kì lạ và chi tiết hiện thực luôn chuyển hóa trong nhau, trong hư có thực, trong thực có hư, tạp nên không khí truyền kì mờ ảo, hư hư thực thực. Tất cả nội dung đều hướng đến mục đích giáo huấn, đề cao phẩm chất cứng cỏi, tiết tháo, đúng như lời bình của tác giả khuyết danh ở cuối truyện: “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiềng sợ sự cứng cỏi”. Tác phẩm có ý nghĩa khuyến thiện trừng ác nhưng không hề khô khan, đơn điệu chính nhờ trí tưởng tượng vô cùng phong phú của Nguyễn Dữ và những thủ pháp kì ảo luôn bám chặt vào đời sống hiện thực, tạo nên trường lực hấp dẫn to lớn với người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×