LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 10-15 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp”

Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 10-15 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp”
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.347
1
0
Tiến Dũng
20/09/2023 20:31:03
+5đ tặng

Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh “lá cơm nếp” đã gợi nhắc về người mẹ đảm đang, tần tảo của người con. Đến cuối cùng, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. 

Nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh “lá cơm nếp” đã gợi nhắc về người mẹ đảm đang, tần tảo của người con. Đến cuối cùng, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. 

Tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Hình ảnh mẹ già sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Có yêu mẹ bao nhiêu, con mới có thêm sức mạnh, động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Nhịp thơ linh hoạt, cùng với thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc và ngôn ngữ mộc mạc đã đem đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Long
20/09/2023 20:31:29
+4đ tặng

MỞ ĐOẠN: Khi đến với bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, người đọc sẽ được lắng đọng trong những dòng thơ tràn ngập cảm xúc. Đó chính là cảm xúc nhớ nhung về hương vị cơm nếp, nhớ về người mẹ già và nhớ về quê hương đất nước của người con.
THÂN ĐOẠN: Người con ấy cũng chính là tác giả, vậy nên cảm xúc ấy được diễn tả chân thực và sâu sắc hơn hết. Đọc từng dòng thơ, người đọc chắc hẳn sẽ không thể quên được mùi xôi lạ lùng của hương khỏi bay ngang qua. Điều đó gợi cho nhân vật người con nhớ về hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu khó của mình. Nhà thơ gọi mẹ trong sự nhung nhớ, mong chờ về hương vị của cơm nếp mẹ thường vẫn hay nấu. Chình điều đó khiến cho người đọc cảm động và đồng cảm với người con. Từ hương vị lá cơm nếp của mẹ, nhà thơ còn nhớ đến mùi vị của quê hương khiến anh phải thốt lên rằng: “Con quên làm sao được”. Câu nói dường như là một lời khẳng định, nhấn mạnh một điều là dù có đi xa đến nơi nào, thì quê hương, đất nước vẫn là nhà, là nơi bình yên và hạnh phúc nhất để quay trở về.
KẾT ĐOẠN: Từng dòng cảm xúc lắng đọng thể hiện qua nỗi nhớ của người con trong bài thơ đã để lại ấn tượng và mang đến nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư