Truyện kể về việc: Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm đánh giặc. Sau khi giặc tan, Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.
- Những sự kiện chính trong truyện:
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc.
Rùa Thân hiện lên đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.
- Truyện kể về: Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn; Kết thúc truyện: Lê Lợi đánh tan giặc Minh, lên ngôi vua và trả lại thanh gươm cho Rùa Vàng.
- Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh bại kẻ thù xâm lược cứu nước cứu đan.
Những yếu tố hoang đường, kì ảo: Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm báu.
- Đọc trước truyện Sự tích Hồ Gươm, hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữ thanh gươm mà Rùa Vàng nhận từ tay Lê Lợi.
Màu nước trong xanh, không một gợn sóng nên có thể nhìn thấy đáy hồ.
Xung quanh là cây cối xanh tươi, tỏa bóng mát xuống hồ…
Quân Minh sang xâm lược nước ta.
Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại chúng.
Lê Thận - một người đánh cá vớt được lưỡi gươm.
Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
Nhờ thanh gươm báu, nghĩa quân của Lê Lợi đánh bại quân Minh.
Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.
Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?
Nhân vật nổi bật: Lê Lợi
Đặc điểm nổi bật: Một con người chính trực, dũng cảm và có tài năng lãnh đạo.
Câu 3. Những chỉ tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?
- Chi tiết liên quan đến lịch sử:
Giặc Minh xâm lược nước ta.
Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh.
- Chi tiết hoang đường, kì ảo:
Ba lần kéo lưới đều khéo được một thanh sắt.
Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ: “Thuận Thiên”
Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa.
Lưỡi gươm tự nhiên động đậy, đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
Rùa Vàng thay Đức Long Quân hiện lên đòi gươm thần.
Câu 4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?
- Truyện muốn ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi - vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).
- Ý nghĩa: Thể hiện khát vọng của nhân dân về cuộc sống hòa bình, ấm no.