Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chiếc nón lá 

Thuyết minh về chiếc nón lá 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
55
1
0
Thành
24/09/2023 20:57:38
+5đ tặng

Bên cạnh tà áo dài duyên dáng, nón lá cũng là một vật đặc trưng gắn liền với người phụ nữ Việt Nam mang đến cho những người phụ nữ vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm. Gắn bó với đời sống đã lâu, chiếc nón lá nay đã thành biểu tượng văn hóa đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.

Chiếc nón lá là vật đã có từ rất lâu, lâu đến mức không ai biết chính xác nó đã xuất hiện từ bao giờ. Chỉ biết rằng khoảng từ 2500 - 3000 năm trước Công Nguyên, ta đã có thể thấy hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thịnh. Tuy nhiên thời điểm ấy, chiếc nón chưa được đan thủ công, tinh xảo như bây giờ. Người Việt cổ từ xưa mới chỉ biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, nắng. Dần dần, từ những cách làm thô sơ ban đầu, con người đã dần cải tạo và tìm cách nâng cao tay nghề để làm cho chiếc nón ngày càng bền đẹp và tiện lợi hơn. Từ đó, chiếc nón lá không ngừng được phát triển qua các thời kì, trở thành vật dụng đội đầu phổ biến nhất của người Việt, ngay cả khi đã trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt thì chiếc nón lá và nghề làm nón vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Ở Việt Nam, nón được đan từ lá cọ, và đều được gọi chung là nón lá. Tuy vậy, nón lá vẫn rất đa dạng về loại và hình dáng. Trong đó, có thể kể đến nón lá một lớp lá, nón lá nhiều lớp lá, nón lá chéo lớp, nón lá bẻ vành, nón quai thao (nón Bắc), nón bài thơ (nón Huế), nón dấu (nón lính); nón cời; nón gõ; nón lá sen; nón thúng; nón khua (nón quan); nón chảo,... Nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp. Gọi nón là nón hình chóp bởi nón có hình chóp tròn. Kích thước của nón thường có đường kính vành khoảng 50cm và cao khoảng 30cm. Nón lá cọ thường có màu trắng đục của lá. Tuy nhiên, hiện nay, để tăng tính thẩm mỹ thì người ta cũng có thể sơn màu để nón bền và đẹp hơn. Chất liệu để làm nón là lá cọ. Ngoài lá cọ, nón còn được làm từ nhiều loại lá khác. Tuy nhiên, nó làm bằng lá cọ là phổ biến nhất bởi lá cọ bền và dễ làm hơn các loại lá khác.

Để làm nên một chiếc nón hoàn chính và đẹp đẽ, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, khéo léo. Đầu tiên, họ phải chọn ra những chiếc lá đều nhau, có chất liệu và màu sắc tương đối giống nhau. Người thợ phải chế biến lá thật kĩ càng để lá đạt đến một độ dẻo dai nhất định phục vụ quá trình đan lát. Sau bước chọn lá, người thợ tiến hành chọn chất liệu làm khung nón, thường khung nón được làm bằng tre, trúc. Người ta tỉ mỉ chuốt từng thanh tre, trúc thành những chiếc que rất nhỏ (to hơn chiếc tăm một chút) và có chiều dài to nhỏ khác nhau. Đây là một bước làm rất tỉ mỉ và cần độ khéo tay rất cao, bởi nghệ nhân làm nón phải uốn cong thanh tre thành hình tròn để cố định vành nón từ nhỏ đến lớn trên một cái khung, tạo thành hình chóp nón, mỗi vòng cách nhau từ 3 - 5cm. Sau khi làm khung xong, người ta tiến hành đan nón. Người làm nón phải khéo léo xếp đều đặn lá cọ lên trên và dùng kim khâu khâu từng lá một cho dính chặt vào khung. Thao tác này gọi là chằm khung. Để nón lá đẹp, bền chắc các mũi kim phải đều đặn, lá phải xếp ngay ngắn, phủ kín không hở. Cứ lần lượt làm như thế cho đến khi lá cọ đã phủ hết vành nón thì chuyển qua khâu bẻ vành, kết đỉnh.Ở rìa lớn nhất của nón, lá còn dư sẽ được cắt bỏ, sau đó dùng kim khâu kết chặt vành lớn và lá cọ sao cho khin khít. Để lá cọ không bị bung lên trong quá trình sử dụng, người thợ đã khéo léo cài một thanh tre mỏng nẹp chặt vành nón. Ở vành thứ 3 - 4 tính từ vành lớn, người thợ kết hai búi chỉ để cột quai nón. Kết đỉnh là se khít đỉnh nón không để nước chảy vào. Phần này phía bên trong người ta thường ép thêm một lớp nilon mỏng chống nước. Các đường chỉ mỏng khin khít nhau làm cho chóp nón cứng cáp, bền chặt.

Để làm cho chiếc nón lá chắc chắn hơi khi sử dụng, không dễ dàng bị bay khi gió thổi, người ta thường làm quai đeo bằng vải mềm hoặc bằng lụa bên trong mỗi chiếc nón lá. Quai nón được thắt chặt vào vành vai, khi đội, quai quàng ngang cằm cổ giữ nón không bị lệch hoặc rơi. Để tránh làm nón bị hỏng, ở chóp người ta thường chằm một lớp ni lông chống thấm nước. Toàn bộ nón được sơn một lớp dầu bóng hoặc sơn màu chống thấm nước và giúp nón bền đẹp hơn.

Ngày xưa, khi mà ngành nghề thủ công làm nón chưa đạt đến độ tinh xảo, thì chiếc nón lá chỉ là chiếc nón trơn, màu trắng đục, chứ chưa mang tính thẩm mĩ như bây giờ. Ngày nay, chiếc nón lá không chỉ chắc chắn, mà còn rất bắt mắt. Ngoài những chiếc nón lá trơn thì người thợ có thể dùng chỉ cước nhiều màu hoặc dùng màu nước để vẽ lên nón những hình ảnh sinh động mô tả cuộc sống đồng quê bình dị hay những hình ảnh hoa lá, chim chóc sang trọng, làm cho chiếc nón thêm lộng lẫy. 

Chiếc nón lá là một vật dụng vô cùng hữu ích trong đời sống. Nón lá được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, có khi các bà các mẹ đội nó đi chợ hay người nông dân làm việc trên cánh đồng để che mưa che nắng mỗi ngày. Nón lá còn được xem là một biểu tượng của con người Việt Nam hiền hòa. Hơn nữa, nhiều du khách trân trọng nón lá và xem nó là một món quà lưu niệm khi đến thăm Việt Nam. Không những thế, chiếc nón lá chứa đựng kho tàng lịch sử của nền văn minh lúa nước của người Việt. Nguồn gốc của chiếc nón là câu chuyện kể về một phụ nữ cao lớn, bà luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào người xuất hiện, những đám mây tan biến nhanh và thời tiết trở nên thuận lợi. Sau khi dạy người dân trồng lúa và những loại cây lương thực, vị nữ thần này biến mất. Người Việt biết ơn và đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ công ơn của nữ thần.

Chiếc nón lá một trong những sản phẩm đại diện cho bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi vùng miền tại Việt Nam lại có mẫu chiếc nón lá riêng biệt. Những chiếc nón lá của người miền Tây có sợi chỉ đỏ rất đặc trưng so với những chiếc nón lá Thanh Hóa. Nón lá Huế mỏng và thanh lịch hơn so với những chiếc nón lá của Bình Định.

Có thể nói, chiếc nón lá cọ là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá cọ vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tài Phùng
24/09/2023 20:59:40
+4đ tặng

Chiếc nón lá - Biểu tượng của đất nước Việt Nam

Chiếc nón lá là một vật dụng quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam. Nó được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc như lá dừa, lá cọ, tre trúc, nhưng lại mang vẻ đẹp giản dị, thanh tao, là biểu tượng của đất nước Việt Nam.

Nguồn gốc của chiếc nón lá

Chiếc nón lá có nguồn gốc từ rất lâu đời, có thể được tìm thấy trên các họa tiết của trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thịnh. Chiếc nón lá đầu tiên được làm từ lá dừa, lá cọ, có hình dáng giống như chiếc mũ tai bèo. Sau đó, người Việt Nam đã sáng tạo ra chiếc nón lá có hình dáng như hiện nay, với phần vành rộng, tơi, có thể che nắng, che mưa hiệu quả.

Cấu tạo của chiếc nón lá

Chiếc nón lá được cấu tạo từ hai phần chính là vành nón và lá nón. Vành nón được làm từ tre trúc, có hình tròn, đường kính khoảng 50 - 60 cm. Lá nón được làm từ lá dừa, lá cọ, có hình tròn, đường kính khoảng 30 - 40 cm.

Cách làm chiếc nón lá

Cách làm chiếc nón lá khá cầu kỳ và mất nhiều thời gian. Đầu tiên, người thợ sẽ uốn tre trúc thành vành nón. Sau đó, người thợ sẽ phơi lá nón cho khô, rồi dùng chỉ khâu lá nón vào vành nón. Cuối cùng, người thợ sẽ dùng chỉ khâu thêm một lớp lá nón ở bên trong để chiếc nón dày dặn, chắc chắn hơn.

Ý nghĩa của chiếc nón lá

Chiếc nón lá không chỉ là một vật dụng hữu ích trong đời sống, mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tinh thần.

  • Về mặt vật chất, chiếc nón lá được sử dụng để che nắng, che mưa, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
  • Về mặt tinh thần, chiếc nón lá là biểu tượng của vẻ đẹp giản dị, thanh tao của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá cũng là biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Chiếc nón lá trong đời sống

Chiếc nón lá được sử dụng phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam thường đội nón lá đi chợ, đi làm đồng, đi hội hè. Chiếc nón lá cũng được sử dụng trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, như lễ hội đua thuyền, lễ hội chọi gà,...

Chiếc nón lá trong nghệ thuật

Chiếc nón lá đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam, như thơ ca, hội họa, điêu khắc,... Chiếc nón lá là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ, thể hiện vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của đất nước Việt Nam.

Chiếc nón lá - Di sản văn hóa phi vật thể

Năm 2017, chiếc nón lá đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của người dân Việt Nam, thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Kết luận

Chiếc nón lá là một vật dụng quen thuộc, gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam. Nó không chỉ có giá trị sử dụng, mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tinh thần. Chiếc nón lá là biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K