Em đồng tình với ý kiến trên. Bởi lẽ, Thúy Vân là người con gái với nét đẹp khiến cho thiên nhiên phải "thua", "nhường" 1 2 phần. Bằng bút pháp nghệ thuật vô cùng tinh tế, tác gia Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, so sánh để làm nổi bật lên vẻ đẹp của nàng Vân nhẹ nhàng, thanh tao, yêu kiều. Đó là điềm báo cho số phận của người con gái có sắc được an nhàn, sung sướng, sống trong nhung lụa, không phải lo toan bộn bề. Trái lại, với Thúy Kiều, nhà thơ đã miêu tả nét đẹp của nàng phải khiến cho thiên nhiên ghen ghét, đố kị: "hoa"-"ghen", "liễu"-"hờn". Người xưa có câu: " trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Đây như là một điềm báo cho số phận của nàng Kiều. Cuộc sống của nàng sau này sẽ bấp bênh, ba chìm bảy nổi, lênh đênh, phiêu bạc tựa con thuyền mãi không cập bến. Dưới ngòi bút nghệ thuật của Nguyễn Du, vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của Thúy Kiều đã được thể hiện sắc sảo, trân thật, là điềm báo cho số phận bi kịch của nàng.