Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô

Phân tích nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa liên xô
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
199
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô có nhiều nguyên nhân chính, bao gồm:

1. Kinh tế không hiệu quả: Hệ thống kinh tế tập trung quá nhiều vào việc sản xuất hàng hóa quân sự và không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Sự thiếu hụt và lạm phát là những vấn đề kinh tế chính trong thời kỳ cuối của Liên Xô.

2. Sự tham nhũng và quan liêu: Sự tham nhũng và quan liêu đã lan rộng trong các cấp quản lý và lãnh đạo của chế độ. Điều này đã làm suy yếu sự tin tưởng của người dân vào chính phủ và gây ra sự bất mãn và phản đối.

3. Sự kiểm soát chính trị và tự do cá nhân bị hạn chế: Chế độ Liên Xô áp đặt sự kiểm soát chính trị và giới hạn tự do cá nhân. Người dân không được tự do di chuyển, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Điều này đã gây ra sự bất mãn và phản đối từ phía người dân.

4. Sự suy thoái của hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị trong Liên Xô đã trở nên thụ động và không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Sự thiếu minh bạch và sự tham nhũng đã làm suy yếu sự tin tưởng của người dân vào chính phủ và gây ra sự bất mãn và phản đối.

5. Sự cạnh tranh với các nền kinh tế khác: Liên Xô đã không thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là với các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Sự kém cạnh tranh này đã làm suy yếu nền kinh tế và gây ra sự bất ổn trong xã hội.

Tổng hợp lại, sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô có nguyên nhân chính là kinh tế không hiệu quả, sự tham nhũng và quan liêu, sự kiểm soát chính trị và tự do cá nhân bị hạn chế, sự suy thoái của hệ thống chính trị và sự cạnh tranh với các nền kinh tế khác.
1
0
Bích Phạm Ngọc
02/10/2023 16:32:10
+5đ tặng

Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:

Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
ble
02/10/2023 16:34:28
+4đ tặng

Trong một thời gian dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đem lại nhiều thành tựu to lớn; nhưng càng ngày càng bộc lộ những sai lầm thiếu sót.

Một là, thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tình trạng đó kéo dài đã làm tăng lòng bất mãn trong quần chúng.

Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Chẳng han như ở Liên Xô, trong những năm 70 phải nhập lương thực thực phẩm của các nước Tây Âu.

Ba là, khi đã bị trì trệ, khủng hoảng tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng  càng ngày càng thêm nặng nề. Chẳng hạn như đề ra chủ trương chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng trên thực tế chưa làm được gì, hay việc thực hiện đan nguyên đa đảng về chính trị làm cho đất nước càng thêm rối loạn.

Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội tỏng và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.

* Nhận xét:

- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989-1991 đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề . Đó là tổn thất lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc.

- Tuy nhiên, đây là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước thụt lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.

0
0
mm
02/10/2023 16:37:56
  • Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí; cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
  • Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến. Điều này dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Minh chứng là vào những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.
  • Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.
  • Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×