Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư?

Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
169
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Sau khi đọc bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư, tôi không thể không bị cuốn hút bởi sự tươi mới và sức sống mà bài thơ mang lại. Từng câu chữ, từng hình ảnh trong bài thơ đều như một cơn gió mát lành thổi qua tâm hồn của tôi, làm tôi cảm nhận được sự đẹp đẽ và tình yêu của tác giả dành cho cuộc sống và thiên nhiên.

Bài thơ "Nắng mới" đã mở ra trước mắt tôi một thế giới tươi sáng, đầy màu sắc và hy vọng. Tôi như được đưa vào một cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, nơi mà ánh nắng ban mai len lỏi qua từng kẽ lá, tạo nên những bóng râm mềm mại và những điểm sáng lung linh. Tôi có cảm giác như đang đứng giữa một bức tranh tự nhiên huyền diệu, nơi mà mọi thứ đều sống động và tràn đầy sức sống.

Bài thơ cũng khiến tôi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ, khi mỗi buổi sáng tôi thường ra ngoài sân để tận hưởng ánh nắng ban mai. Tôi nhớ cảm giác ấm áp và dịu dàng của tia nắng khi chạm vào da, như một sự chăm sóc và yêu thương vô điều kiện từ mẹ thiên nhiên. Tôi cảm nhận được sự sống động của những cánh hoa, những cành cây xanh tươi, và những con chim hót líu lo trên cành cây.

Bài thơ cũng nhắc tôi về tình yêu và sự hy vọng. Tác giả đã miêu tả một cảnh tượng tươi đẹp của một người phụ nữ đang đi trên đường, mang trong mình niềm vui và hy vọng. Tôi cảm nhận được sự tự do và sự hạnh phúc trong hành trình của người phụ nữ đó, và tôi cũng muốn truyền đi thông điệp đó cho chính mình và những người xung quanh.

Sau khi đọc bài thơ "Nắng mới", tôi cảm thấy lòng mình tràn đầy niềm vui và hy vọng. Tôi nhận ra rằng cuộc sống có thể đẹp đẽ và tươi mới nếu chúng ta biết trân trọng những điều nhỏ nhặt xung quanh. Tôi quyết định sẽ sống mỗi ngày với tình yêu và hy vọng, và tận hưởng những ánh nắng mới mỗi buổi sáng.
2
0
off
03/10/2023 21:03:18
+5đ tặng
Chắc hẳn đã rất nhiều nhà thơ lựa chọn đề tài người mẹ để bày tỏ những tình cảm, cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng. Nhưng đến với Nắng mới của Lưu Trọng Lư, ta lại thấy ngập tràn trong dòng kí ức là một nỗi buồn vô tận khi tác giả nhớ lại những khoảnh khắc bên mẹ thuở thiếu thời. Hình ảnh nắng mới được xuất hiện rất nhiều lần trong bài thơ, tuy nhiên những cảnh vật được miêu tả trong tác phẩm thì lại mờ mờ ảo ảo. Có lẽ khi nhớ lại những dĩ vãng đã xa, thời gian đã dần để lại những vết ố trên kỉ niệm mà ta chỉ có thể mường tượng lại chứ không thể rõ nét như một thước phim quay chậm. Với lời thơ bình dị, nhẹ nhàng kết hợp với ngôn ngữ giàu sức gợi hình đã giúp bài thơ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Chẳng cần sự đột phá, chẳng cần những điển tích, điển cố, "Nắng mới" vẫn mang vẻ đẹp rất riêng. Nó gần gũi, thân thuộc như chính làng quê Việt Nam, như người mẹ tảo tần, hiền dịu. Nhưng cũng chính điều này đã làm nên cái nổi bật cho tác phẩm, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
ĐSB
03/10/2023 21:19:21
+4đ tặng

Tình mẫu tử có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ là người sinh ra chúng ta, yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện. Có lẽ chính vì vậy, tình mẫu tử từ xa xưa đã trở thành đề tài sáng tác bất tận cho văn học và nghệ thuật. Trong vô số những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không nhắc đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ.

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã đề dòng chữ “Tặng hương hồn mẹ”, đúng vậy, mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư không còn trên cõi đời này nữa, nhưng tình yêu mẹ của tác giả thì vẫn còn đó, những kỉ niệm khi xưa có mẹ vẫn sẽ theo tác giả đến hết cuộc đời. Khổ đầu tiên của bài thơ chính là bức tranh thiên “nắng mới” làm gợi nhớ những kí ức xưa của tác giả:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.”

Nắng mới chính là nắng đầu xuân, cái nắng nhẹ nhàng và êm dịu, xua tan đi cái lạnh và ẩm ướt của mùa đông. Nắng mới hắt “bên song” cửa, cùng với tiếng gà gáy trưa não nùng đã tạo nên một khung cảnh thật bình yên nhưng cũng vắng vẻ, cô liêu. Khung cảnh đó làm cho tác giả Lưu Trọng Lư “lòng rượi buồn” và đưa tâm hồn tác giả trở về miền kí ức xưa cũ, những kỉ niệm xưa “chập chờn” sống lại trong tác giả.

Quay về với những kỉ niệm xưa, lòng tác giả dâng trào bao nỗi nhớ về người mẹ quá cố của mình:

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư bộc lộ nỗi nhớ mẹ một cách trực tiếp “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”. Tác giả vẫn nhớ rõ ràng, khi mẹ còn sống, tác giả “lên mười”. Khi nắng mới về, mẹ trong tà áo đỏ quen thuộc sẽ mang quần áo của nhà thơ ra phơi lên giậu, để cho con mặc chiếc áo thơm mùi nắng sạch sẽ, dễ chịu. Nắng khi đó còn “reo ngoài nội”, có lẽ bởi vì còn có mẹ, nên hương đồng cỏ nội cũng như tác giả đều vui sướng và hạnh phúc vô cùng. Hình ảnh mẹ hiện lên rõ nét hơn trong khổ thơ tiếp theo. Nhà thơ Lưu Trọng Lư khẳng định rằng hình dáng mẹ còn chưa “xóa mờ” trong tâm trí của mình, nó vẫn rõ nét và lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí của tác giả. Ông vẫn “mường tượng” được hình ảnh của mẹ xung quanh, lúc vào, lúc ra, thật bận rộn làm sao để chăm lo cho gia đình của mình. Trong toàn bộ bài thơ, không có bất kì một câu nào nhận xét cụ thể mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Vũ, nhưng chắc chắn mẹ là một người phụ nữ rất đẹp và hiền dịu. Vì mẹ có “nét cười đen nhánh”, đây là kiểu cười nhẹ nhàng, dịu dàng và chỉ thoáng qua. Có lẽ đó là điều nhà thơ nhớ nhất về mẹ của mình. Và dù là mùa nắng đầu xuân hay nắng gắt trưa hè, trong kí ức của nhà thơ Lưu Trọng Lư, mẹ vẫn “đứng trước giậu phơi”, để làm một công việc bình dị đó là phơi đồ, nhưng đó sẽ mãi là hình ảnh ấm áp và an ủi tâm hồn tác giả nhất mỗi khi nhớ mẹ.

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Bài thơ như gửi gắm tới mỗi người một thông điệp ý nghĩa, đó là “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo