Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Bữa nay, điện Diên Hồng được trang trí rất khéo. Điện không có những hàng cột thếp vàng lộng lẫy và những bức tường chạm nổi bằng gỗ trầm như Thiên An. Điển cũng không có những bậc thềm rộng mà người lên hoặc xuống thềm cảm thấy thăm thẳm triền miên. Diên Hồng là một ngôi điện rộng làm từ cuối triều trước, có một vẻ đẹp trầm mặc, hùng vĩ với lớp mái vảy cá chót cong và hàng cột chò chỉ trơn, màu đã xuống với tuổi gần một thế kỉ. Nền điện trải toàn chiếu cạp điều sát vào nhau và nhà vua đã sai bày tiệc yến lên đó để thết đãi các bộ lão. [...]

- Xin Quan gia cho đánh! Sát Thát! Sát Thát!

     Nhân Tông thoáng lấp lánh cặp mắt, nhà vua sai nội giám rót rượu vào chén của các cụ, rót sao cho đầy bồng mắt thỏ. Nhà vua phán:

- Mời các cụ hãy uống đi! Ta mời các cụ. Các cụ để ta suy nghĩ giây lát rồi sẽ trả lời sau.

     Nhưng cụ Nhiệu lại đứng dậy, nói:

- Quan gia chưa truyền chỉ, chúng tôi chưa an tâm. Quan gia chưa cho đánh, chúng tôi không đành lòng nhắp một giọt rượu.

     Nhân Tông nhìn Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng,... nhìn các tướng đang im lặng mở to mắt trước quang cảnh và không khí trang nghiêm, chờ đợi tiếng nói tiêu biểu cho cả nước.

      Nhà vua khẽ nhắm mắt lại. Cả lịch sử oai hùng hàng nghìn năm của dân tộc trở về thét vang trong tâm hồn Nhân Tông. Trưng Trắc thét: “Đánh”. Triệu Trinh Nương thét: “Đánh”. Lý Bí và Triệu Quang Phục thét: “Đánh”. Ngô Quyền rồi Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,... biết bao nhiêu anh hùng thuở trước vụt hiện ra lẫm liệt nghiêm nghị trước mặt Nhân Tông và vị nào cũng thét: “Đánh”

     Nhân Tông mở to cặp mắt. Điện Diên Hồng im phăng phắc trong sự chờ đợi căng thẳng. Nhân Tông nói rất chậm nhưng rành rẽ:

- Vậy thì... các bô lão hãy nghe chỉ ta. Các bô lão hãy uống với ta một chén rượu thề vua tôi đồng lòng, cả nước đấu sức. Ta truyền: “Đánh!”

     Điện Diên Hồng rung lên trong tiếng thét như sét nổ: “Đánh! Đánh! Đánh!” [..] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mạng nặng nề.

     Ông thét lớn:

- Bớ ba quân!

     Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước. Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp:

- Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ Tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! – Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu. – Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.

     Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran.

     Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy lại cho vị tướng già và dặn dò:

– Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khoẻ. Sau đó, Trần Quốc Tuấn ra lệnh cho đạo quân bộ lên đường. Khi các cánh quân bắt đầu chuyển, Trần Quốc Tuấn cũng xuống bến thuyền. [...]

     Từ đài cao, Dã Tượng đường hoàng, giương cao ngọn cờ Tiết chế đi xuống bến. Yết Kiêu đã đứng đón sẵn ở đấy. Dã Tượng trao cán cờ Tiết chế cho Yết Kiêu. Họ không nói với nhau một lời nào nhưng bốn mắt nhìn nhau đăm đắm như đang truyền cho nhau tình cảm dạt dào. Trần Quốc Tuấn chờ Yết Kiêu cắm lá cờ Tiết chế thật thẳng rồi ra lệnh nhổ sào.

     Thuyền tướng từ từ kéo buồm. Khi con thuyền bắt đầu chuyển, Nhân Tông để hai tay vào đuôi thuyền khẽ đẩy. Thuyền tướng rời bến. Mặt sông la liệt buồm và cờ. Đội trống đồng đánh nhịp xuất quân. Tiếng trống thì thùng thì thùng rạo rực.

     [...] Trần Quốc Tuấn lên mui thuyền. Sông bao la chan hoà ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần, và trong tâm hồn vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu.

           (Hà Ân, Trên sông truyền hịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1973, tr. 125 – 133)

Câu 1: Sự kiện được kể lại trong đoạn trích thuộc thời nào trong lịch sử nước ta? Hãy liệt kê những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 2: Tác giả đã dùng những chi tiết nào để miêu tả điện Diên Hồng? Qua cách miêu tả đó, em hình dung như thế nào về ngôi điện này?

Câu 3: Câu nói “Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.” đã làm nổi bật tính cách gì của nhân vật Trần Quốc Tuấn?

Câu 4: Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết sinh động để miêu tả tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân đội nhà Trần. Hãy phân tích một chi tiết mà em có ấn tượng mạnh nhất.

Câu 5: Nêu cảm nhận của em về tinh thần, nghĩa khí của quân đội nhà Trần trong buổi xuất quân được tác giả khắc hoạ ở phần cuối của đoạn trích.

Câu 6: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn sau và phân tích tác dụng của nó: “Cả lịch sử oai hùng hàng nghìn năm của dân tộc trở về th vang trong tâm hồn Nhân Tông. Trưng Trắc thét: “Đánh” Triệu Trinh Nương thét: “Đánh” Lý Bí và Triệu Quang Phục thét: “Đánh”. Ngô Quyền rồi Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,... biết bao nhiêu anh hùng thuở trước vụt hiện ra lẫm liệt nghiêm nghị trước mặt Nhân Tông và vị nào cũng thét: “Đánh”.
Mọi người giúp em với ạ, không chép mạng nhé ạ

0 trả lời
Hỏi chi tiết
157
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Sự kiện được kể lại trong đoạn trích thuộc thời Trần. Những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích là Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trưng Trắc, Triệu Trinh Nương, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt.

Câu 2: Tác giả đã miêu tả điện Diên Hồng là một ngôi điện rộng, có vẻ đẹp trầm mặc, hùng vĩ với lớp mái vảy cá chót cong và hàng cột chò chỉ trơn, màu đã xuống với tuổi gần một thế kỉ. Từ miêu tả này, ngôi điện Diên Hồng được hình dung là một công trình kiến trúc lâu đời, có kiến trúc độc đáo và mang tính lịch sử.

Câu 3: Câu nói “Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.” đã làm nổi bật tính cách quyết đoán, không khoan nhượng của nhân vật Trần Quốc Tuấn. Ông cam kết sẽ trừng trị những ai phản bội, gây hại cho dân tộc và đất nước.

Câu 4: Một chi tiết mà em có ấn tượng mạnh nhất là câu nói "Đánh". Tác giả sử dụng câu nói này để miêu tả sự quyết tâm và sự đồng lòng của quân đội nhà Trần trong việc đánh giặc. Câu nói này tạo ra một hiệu ứng lan tỏa, khiến những anh hùng thuở trước vụt hiện ra và cùng thét "Đánh", tạo nên một không khí trang nghiêm và quyết tâm.

Câu 5: Tinh thần, nghĩa khí của quân đội nhà Trần trong buổi xuất quân được tác giả khắc hoạ là mạnh mẽ, quyết tâm và đoàn kết. Cả lịch sử oai hùng hàng nghìn năm của dân tộc trở về trong tâm hồn Nhân Tông và các anh hùng thuở trước vụt hiện ra lẫm liệt nghiêm nghị trước mặt Nhân Tông, tạo nên một không khí trang nghiêm và quyết tâm.

Câu 6: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là lặp từ "Đánh". Tác dụng của lặp từ này là tăng cường hiệu ứng, tạo ra một không khí trang nghiêm và quyết tâm. Lặp từ "Đánh" cũng tạo ra một sự đồng nhất và đoàn kết trong tinh thần của quân đội nhà Trần.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo