LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giới thiệu nghệ thuật hát then đàn tỉnh Thái Nguyên

hãy giới thiệu nghệ thuật hát then đàn tính thái nguyên
2 trả lời
Hỏi chi tiết
111
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hát then đàn tính thái nguyên là một nghệ thuật truyền thống của người dân tộc Tày, Nùng và Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Đây là một hình thức biểu diễn âm nhạc kết hợp giữa hát và đàn, thể hiện sự tương tác giữa giọng hát và nhịp điệu của đàn tính.

Nghệ thuật hát then đàn tính thái nguyên thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đám cưới, tang lễ và các sự kiện quan trọng trong đời sống cộng đồng. Đây không chỉ là một hình thức giải trí mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, gắn kết cộng đồng và truyền thống của người dân tộc.

Trong màn trình diễn, người hát then sẽ sử dụng giọng hát truyền thống, kết hợp với nhịp điệu đàn tính để tạo ra âm nhạc độc đáo và sâu lắng. Đàn tính là một loại nhạc cụ dây truyền thống, có hình dáng giống cây đàn guitar nhưng nhỏ hơn và chỉ có 3 dây. Người chơi đàn sẽ sử dụng các ngón tay để gảy, trấn và lấy âm từ dây đàn, tạo ra những giai điệu độc đáo và cảm xúc.

Ngoài việc biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật hát then đàn tính thái nguyên còn kết hợp với các bài thơ, câu đối và câu chuyện truyền thống. Nhờ đó, nó trở thành một phương tiện truyền tải thông điệp văn hóa, lịch sử và tình cảm của người dân tộc.

Nghệ thuật hát then đàn tính thái nguyên không chỉ là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc Tày, Nùng và Thái, mà còn là một biểu tượng của sự đoàn kết và sự sống còn của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
2
0
Tiến Dũng
05/10/2023 19:39:01
+5đ tặng
Ngày nay trong xu thế hội nhập và phát triển, hát then đàn tính như những bông hoa rừng mang mùi hương thơm lan tỏa những giá trị văn hóa ra cộng đồng các dân tộc anh em trong nước cũng như quốc tế. Khó có thể đi tìm nguồn cội nguyên thủy của Then nhưng trong nét văn hóa tương đồng. Từ ngàn xưa truyền lại người Tày, Nùng, Thái,… đã mang theo văn hóa của mình đi vào cuộc sống mang đậm đà bản sắc văn hóa miền sơn cước.Vậy Then là gì?. Tương truyền Then được người Tày, Nùng, Thái,… lưu truyền gắn liền với đời sống tâm linh và sinh hoạt lao động từ ngàn xưa, hát then đàn tính đa dạng, phong phú về thể loại và thể hiện dưới nhiều dạng biểu diễn khác nhau nhưng không làm mất đi giá trị bản sắc văn hóa truyền thống.

Là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng, Then có tiếng gọi từ biến âm của “Thiên” (nghĩa là trời), là thế giới thần linh huyền ảo của những vị thần, chính vì sự thiêng liêng ấy nên hát then thường được dùng trong tế lễ, cầu mùa, cầu phúc, cầu an, cầu cho mưa thuận gió hòa, tiếng then qua người hát cất lên gửi về trời mà thấu hiểu cho mọi người, mọi nhà bình an, yên vui, hạnh phúc. Với Then thì cây đàn tính là vật không thể tách rời, người Tày gọi cây đàn là “ăn tính then”- cái đàn trời. Then là điệu hát của trời, cây đàn tính là cây đàn được trời ban cho người làm Then là cầu nối giữa hai thế giới tâm linh và hiện thực, giữa cõi trời và hạ giới nên người làm Then phải am hiểu về phong tục tập quán, các ông Then, bà Then thường có sự kế thừa truyền thống của gia đình. Then tồn tại hai dòng: Then văn và Then võ. Then văn thường thiên về sự kể lể trong lời ca, giai điệu không rõ ràng và người làm Then không dùng chân “xóc” nhạc, còn Then võ lại có lời ca rõ ràng, mạnh mẽ sôi nổi và người làm Then dùng chân để “xóc” nhạc. Âm nhạc trong Then rất phong phú, mang tính trữ tình sâu lắng của những lời tự sự. Múa Then có tính chất lễ thức nhịp nhàng uyển chuyển, phong phú về động tác, chủ yếu tồn tại dưới ba hình thức múa: múa Chầu, múa Sluoong, múa nghi lễ. Đứng trên phương diện văn học Then được xem như những bản trường ca với các đoạn chương móc xích với nhau logic từ đầu đến cuối, Then mang tính huyền thoại gắn với những sự tích để dăn dạy con cháu ăn ở có hiếu có đức như sự tích: con ve sầu, mụ yêu tinh (Già dỉn), núi hoa, núi tuyết. Về mỹ thuật thì đó là sự phong phú về cách trang trí bàn lễ, đồ lễ, kim ngân …nhất là thể hiện trên chiếc mũ Then, đó là sự miêu tả cuộc sống nơi thiên đình với rồng cuộn, mây bay, hạc vàng óng ánh.

Hát then và đàn tính luôn gắn bó, hòa quyện vào nhau không thể tách rời. Theo truyền thuyết, đàn tính trước kia có mười hai dây, khi cất tiếng khiến con người và vạn vật say mê làm đảo lộn đất trời, cũng vì mải mê nghe tiếng đàn mà các thần tiên quên mất nhiệm vụ, vì thế mà Ngọc Hoàng đã tước bỏ mười dây của đàn và chỉ còn lại hai dây như bây giờ. Nhưng tiếng đàn vẫn luôn tha thiết, nhẹ nhàng, khi cất lên tiếng đàn và lời hát vẫn làm say đắm mọi lứa tuổi thông qua các nghi lễ tín ngưỡng, văn nghệ quần chúng để cầu chúc sự bình yên, no ấm hạnh phúc.

Huyện Định Hóa, Thái Nguyên, dân tộc Tày, Nùng chiếm tới 65% dân số. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều thư tịch cổ, các nghi thức cúng, tế thần linh trời đất, các trò chơi dân gian…của người Tày, Nùng, trong đó có hát then. Then vùng Định Hóa là sự dung hòa và kế thừa. Khi nghe hát then, người nghe như thấy ở đó có một chút của các làn điệu then Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và cả then mới…phải chăng đây là lý do làm cho những nhà nghiên cứu loại hình văn hóa này khó nhận diện, bởi chúng ta còn nặng về lối tư duy là phải đi tìm nguồn cội nơi ra đời nguồn gốc then Thái Nguyên hay then Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang?…

Trong các bản, làng vùng ATK Định Hóa, ta dễ nhận thấy các cụ già cao tuổi, những nghệ nhân đều tự trồng Bầu lấy quả làm đàn tính, các nghệ nhân thể hiện các loại hình nghệ thuật dân gian phong phú và đa dạng kết hợp giữa nét then cổ và hiện đại. Việc diễn xướng hát then gắn liền với đạo cụ, trang phục truyền thống được thể hiện trong một không gian trang nghiêm. Hằng năm, vào ngày mùng 9, 10 tháng giêng (âm lịch) tại sân đèo De, xã Phú Đình – trung tâm Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, huyện Định Hóa tổ chức Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), thì diễn xướng then là một nghi lễ quan trọng trong phần lễ của Lễ hội này.

Tại vùng Định Hóa, bên cạnh những làn điệu then cổ mang đậm bản sắc dân tộc, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, gắn liền với lao động sản xuất…thì trong những sáng tác cải biên mới kế thừa có chọn lọc, chủ đề sáng tác gắn liền với các cuộc vận động lớn trong cộng đồng được xã hội quan tâm hưởng ứng như chủ đề ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, xây dựng đời sống văn hóa, về ATK Định Hóa và núi rừng Việt Bắc…

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên cũng đã rất quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn, phát huy dân ca các dân tộc, trong đó có hát then đàn tính. Trước đây, các nghệ nhân hoạt động riêng biệt theo từng địa bàn cho đến năm 2005, tỉnh Thái Nguyên đăng cai Liên hoan hát Then, đàn tính toàn quốc lần thứ nhất, họ mới có dịp hội tụ, cùng trao đổi kinh nghiệm và trau dồi tài năng. Sau đó, các Câu lạc bộ Then được thành lập nhằm duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi và truyền dạy cho những người yêu thích môn nghệ thuật dân tộc này. Đầu năm 2007, Câu lạc bộ Dân ca các dân tộc huyện Định Hóa được thành lập trên cơ sở nhóm nghệ nhân Then, qua tuyển lựa đã kết nạp gần 50 hội viên của 4 dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh….hình thành các tổ, đội văn nghệ dân gian ATK, đội văn nghệ Tỉn Keo (xã Phú Đình); tổ văn nghệ dân gian các dân tộc ở thôn Khau Diều (xã Định Biên); Làng văn hóa Bản Quyên (xã Điềm Mặc); hai câu lạc bộ của Làng Chủng, Đồng Mon (xã Trung Hội), thôn Nà lọm (xã Phúc Chu); Câu lạc bộ dân ca (xã Bảo Linh)… đã đóng góp rất lớn cho công tác bảo tồn và phát huy các làn điều hát then đàn tính ở địa phương. Điều đáng mừng hơn nữa là khi các tổ đội văn nghệ dân gian quần chúng ra đời đều có sự tham gia của các các thành viên nhỏ tuổi, các em rất thích thú say sưa tập luyện và đạt nhiều giải cao trong các kỳ hội diễn các cấp tổ chức.

ATK Định Hóa, là nơi Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc (1946 – 1954), lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi. Với tổng số 128 địa điểm di tích lịch sử đã được kiểm kê, hiện có 16 điểm di tích được xếp hạng quốc gia; 05 điểm di tích được xếp hạng cấp tỉnh; 16 xã được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; 01 xã được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống đế quốc Mỹ. Với những giá trị lịch sử và khoa học của khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/5/2012 công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, thực sự được du khách trong nước và bè bạn bốn phương coi đây là một “điểm đỏ” về cội nguồn. Tuy nhiên, sự gắn kết, việc tuyên truyền giữa văn hóa vật thể và phi vật thể vẫn chưa tương xứng, chủ yếu còn dừng lại ở các hoạt động tham quan di tích, nghiên cứu khoa học. Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa văn hóa vật thể, phi vật thể (trong đó hát then đàn tính) gắn với phát triển du lịch, Ban quản lý Khu di tích lịch sử – Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên đã từng bước quan tâm, thành lập phòng Di tích, Du lịch và Văn hóa phi vật thể, làm công tác nghiên cứu, bảo tồn, đã phối hợp với các Câu lạc bộ Hát then đàn tính các xã như Phú Đình, Điềm Mặc, Định Biên, Trung Hội… đưa các làn điệu dân ca truyền thống trong đó có hát then tham gia phục vụ, giao lưu với các đoàn khách. Mở ra một triển vọng đầy tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch tại mảnh đất “Chiến khu xưa”./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
tranphivu
05/10/2023 19:39:23
+4đ tặng

Trong hát then mỗi làn điệu then thì sắp xếp các đoạn khác nhau, có thể hiểu là đi theo những đường khác nhau hay dùng những lời hát khác nhau nhưng đều tuân theo một bài bản và kết thúc đều có kết quả giống nhau, đường đi giống nhau. Tất cả thể loại hát then đều qua cùng những chỗ đường đi như nhau: lúc thì lên rừng núi non thượng ngàn, khi thì lên trời, thường là vạn lấy hồn lấy vía siêu lạc ở các chốn về hay săn bắt bắn lấy những con thú trên rừng về để giải hạn, khao tổ tiên, khao mẫu sinh hay mẹ sinh (mẫu ban lộc sinh đẻ); đến đoạn cuối cùng là qua hải hay còn gọi là khảm hải: là cửa ải cuối cùng, vượt qua đây là đến được những nơi cần đến như: cửa mẹ sinh, vua cha ngọc hoàng hay một số nơi quan trọng khác...tùy loại then; xong việc hồi lại binh mã trở về bàn sơn hay bàn thản gốc pháp, khao binh rồi tổ tiên gia chủ là xong việc (khao lao).Tất cả các thể loại then với đội quân binh hùng hậu đều trải qua những chặng quan trọng sau:

1. Sắp xếp binh mã chuẩn bị lên đường xế lễ.

2. Xuất pháp để điều khiển binh lính.

3. Khao binh.

4. Kính thầy kính pháp chứng kiến con hiệu đệ tử xê pang.

5. Xê lễ đến thổ công rồi vào cửa thổ công xét (thổ công nhập vào đồng và phán cho gia chủ biết về đất đai vận hạn)

6. Xê lễ đến bếp (táo quân) rồi vào cửa xét, cửa này có thể một số loại then không cần vào.

7. Xê lễ đẳm cha (tổ tiên gia chủ) rồi vào cửa xét.

8. Xê lễ tiếp lên nàng sliên (cửa thánh/ cửa tiên. Cửa này ăn chay hoặc ăn mặn tùy vào luật lệ nhà gia chủ và đặc biệt cửa này chỉ có ở người Nùng; người Tày không có, nếu có thì được gọi là cửa tướng cửa pật (then) theo cách gọi của người Tày.

9. Xê lễ qua nàng sliên rồi lên rừng pắt mèng pắt ngoạn (bắt một loại công trùng gần giống với ruồi về để cởi lời thề câu tội và cầu bình an cho trẻ con trong nhà)

10. Đón vía ở cây lạng rồi đến cây vạt trên trời về.

11. Lên chợ Đinh Trung trên trời để vui chơi và mua đồ còn thiếu, mua tài lộc về cho gia chủ.

12. Xê lễ đến chỗ mượn gậy yêu tinh để đi lên rừng săn hươu nai.

13. Xê lễ qua đoạn cầu khắc cầu hai (chỗ dành cho những bọn làm then hay làm thầy không kiêng kị được bị chết oan ở đây để dọn đường dọn xá cho các binh mã xê lễ)

14. Khao binh mã rồi lên rừng săn hươu nai (sau khi săn được hươu nai, sai lính xuống cửa sông cửa hải để rửa sạch rồi làm thịt và sắp cỗ, 30 cỗ tạp và 40 cỗ chay).

15. Khảm hải xê lễ qua biển qua hải để tống sao hạn xuống sông và vạn lấy vía về, nếu là then Nùng thì còn có thêm đoạn hát sli mượt mà để vạn lấy hồn vía về.

16. Xê lễ đến nơi cần đến và giao lễ cho các thần, vậy là nhiệm vụ của nhà thầy nhà thánh, binh mã đã trọn vẹn, thong thả hồi lại binh mã trở về.

Vậy là cuộc hành trình dài lên rừng xuống núi, lên trời xuống biển đã hoàn thành. Theo quan niệm mê tín, tiếng hát then thần kì đến mức người đang ốm đau chỉ nghe thấy thôi coi như thấy nhẹ lại người; then có nhiều tác dụng: chữa bệnh, giải hạn, cầu tài cầu lộc. Then thể hiện một nền văn hoá đa dạng của các dân tộc thiểu số. Trên đây là tóm tắt về 1 thể loại then phổ biến của dân tộc Nùng: phàn slình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư