Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bằng hiểu biết của em về " truyện kiều" và 2 đoạn trích, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

có ý kiến cho rằng: " Một trong những nét tinh diệu của Nguyễn Du là nghệ thuật tả người" 
  Bằng hiểu biết của em về " truyện kiều" và 2 đoạn trích, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
105
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ý kiến trên cho rằng một trong những nét tinh diệu của Nguyễn Du là nghệ thuật tả người. Để làm sáng tỏ ý kiến này, em có thể sử dụng hiểu biết của mình về "Truyện Kiều" và trích dẫn hai đoạn trong tác phẩm.

Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật tả người một cách tinh tế và sắc sảo để tạo nên những hình ảnh sống động về các nhân vật. Ví dụ, trong đoạn trích "Trăm năm trong cõi người ta", Nguyễn Du đã mô tả vẻ đẹp của Kiều như sau: "Một nụ cười quyến rũ, một ánh mắt trong veo, một giọng nói êm ái, một dáng đi nhẹ nhàng". Bằng cách sử dụng các từ ngữ tinh tế và mô tả chi tiết, Nguyễn Du đã tạo nên một hình ảnh rõ ràng về vẻ đẹp và sự quyến rũ của Kiều.

Ngoài ra, trong đoạn trích "Đêm trước giỗ", Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật tả người để mô tả nhân vật Thúy Kiều. Ông miêu tả Thúy Kiều như một người phụ nữ tuyệt đẹp với "một khuôn mặt thanh tú, một đôi mắt sáng ngời, một mái tóc dài và một vóc dáng mảnh mai". Bằng cách sử dụng các từ ngữ tinh tế và mô tả chi tiết, Nguyễn Du đã tạo nên một hình ảnh sắc nét về vẻ đẹp và sự quyến rũ của Thúy Kiều.

Từ những đoạn trích trên, ta có thể thấy rằng Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật tả người một cách tinh diệu trong "Truyện Kiều". Bằng cách mô tả chi tiết và sử dụng các từ ngữ tinh tế, ông đã tạo nên những hình ảnh sống động về các nhân vật trong tác phẩm. Điều này chứng tỏ ý kiến trên là đúng, và nghệ thuật tả người thực sự là một trong những nét tinh diệu của Nguyễn Du.
0
0
Bông Meliss
05/10/2023 22:31:08
+5đ tặng

"Chị em Thúy Kiều" là đoạn trích nằm ở phần mở đầu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm thành công về giá trị nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu. Sau khi giới thiệu về gia cảnh của Vương viên ngoại, nhà thơ nói tới vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều:

"Đầu lòng hai ả Tố Nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

... Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai."

      Bút pháp tả người của Nguyễn Du là bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển: lấy những nét đẹp trong thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. Ở các nhà thơ khác, theo cách tả này, chân dung nhân vật thường trở nên chung chung, mờ nhạt; song cái công thức ước lệ ấy vào tay Nguyễn Du lại biến hóa khôn lường và đầy tài hoa sáng tạo, khiến nhân vật của ông rất có hồn. Đầu tiên, nhà thơ giới thiệu chung về hai chị em Kiều. Qua cách gọi trang trọng: Tố Nga (người con gái đẹp), cách đánh giá khái quát.Mai cốt cách tuyết tinh thần.Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.Nguyễn Du đã khẳng định hai chị em Kiều đều rất đẹp. Hình dáng thanh tú yểu điệu (mai cốt cách), tâm hồn trong tráng như sương tuyết (tuyết tinh thần). Rõ ràng họ là con nhà nề nếp, được hưởng thụ một nền giáo dục đầy đủ và tốt đẹp. Nguyễn Du rất kĩ lưỡng trong việc chọn hình ảnh và từ ngữ để miêu tả. Thúy Vân hiện lên trước mặt người đọc với vẻ đẹp đài các, kiêu sa:

“Vân xem trang trọng khác người,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang."

      Gương mặt nàng đẹp phúc hậu, tươi mát, gợi sự đầy đủ, viên mãn. Nàng cười tươi như hoa nở, tiếng nói trong như ngọc rơi trên mâm vàng. Tóc nàng đen mướt đến mây cũng thua. Da nàng trắng đến tuyết cũng phải nhường. Dường như tạo hóa đã ban cho Vân những đặc ân mà không bị ai ganh ghét, đố kị với nàng, vẻ đẹp căng đầy sức sống của Thúy Vân báo trước đời nàng sau này sẽ yên ổn, vinh hoa, nàng sẽ được hưởng mọi điều sung sướng của một bậc mệnh phụ mà chẳng phải gian lao, vất vả. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Du lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau. Dụng ý của ông là lấy vẻ đẹp của Vân làm nền cho vẻ đẹp của Kiều: Vân đã trang trọng khác vời, đã đạt tới mức cao nhất của vẻ đẹp mà tạo hóa ban cho người phụ nữ nhưng Kiều mới chính là đỉnh cao của sắc đẹp, phá vỡ mọi khuôn khổ thường thấy từ trước tới nay. Ngay từ câu đầu giới thiệu về Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn."

      Vân đã đẹp thế, Kiều lại đẹp hơn hẳn Vân. Sắc đẹp của nàng là sắc đẹp sắc sảo mặn mà, gây ấn tượng rất mạnh, ai thấy một lần phải nhớ mãi. Tả Kiều, Nguyễn Du không đi vào chi tiết như tả Vân mà nhà thơ đặc tả đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh."

      Mắt Kiều long lanh như nước mùa thu, dáng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Ẩn chứa trong đôi mắt ấy là một tâm hồn đa cảm khác thường, vẻ đẹp của nàng nghiêng nước, nghiêng thành, khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Tác giả tả Kiều đẹp tuyệt vời như vậy nhưng trong cách tả ông cũng hé cho ta thấy cái dự cảm bất an trong tương lai của Kiều. Theo thuyết tài mệnh tương hỗ, phàm cái gì tốt đẹp trên đời đều khó giữ được bền lâu. Thúy Kiều đẹp không ai sánh bằng, tất nàng sẽ bị người đời ghen ghét và đày đọa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×