Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sủ ko chép trên mạng
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
344
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một ngày đẹp trời, tôi cùng gia đình đi du lịch đến một ngôi làng cổ ở miền quê. Đây là một điểm đến nổi tiếng với những ngôi nhà cổ xưa và những câu chuyện lịch sử đặc biệt. Chúng tôi đã được hướng dẫn viên địa phương dẫn đường và giới thiệu về một sự kiện lịch sử đặc biệt mà không có trên mạng.

Theo hướng dẫn viên, vào năm 1945, trong thời kỳ chiến tranh, ngôi làng này đã trở thành nơi trú ẩn cho nhiều người dân trước sự tàn phá của cuộc chiến. Một ngày nọ, một nhóm lính địch đã tấn công làng và bắt giữ nhiều người dân làm con tin. Trong số những người bị bắt có một người phụ nữ trẻ tên là Hà.

Hà là một người phụ nữ dũng cảm và thông minh. Cô đã tìm cách tạo ra một kế hoạch để giải thoát cho mọi người. Hà đã lén lấy một cây gậy và một con dao từ lính địch và giấu chúng trong áo của mình. Trong khi bị giam cầm, cô đã tìm cách giao tiếp với những người bị bắt cóc khác và truyền đạt kế hoạch của mình.

Kế hoạch của Hà là tấn công bất ngờ vào lính địch và giải thoát cho mọi người. Một đêm tối, khi lính địch đang ngủ say, Hà đã dùng cây gậy và con dao để tấn công. Cô đã giải thoát cho mọi người và họ cùng nhau chạy trốn khỏi ngôi làng.

Sau khi nghe câu chuyện này, chúng tôi đã được dẫn đến một ngôi nhà cổ xưa nơi Hà đã sống. Nhà cửa này vẫn còn nguyên vẹn và được bảo tồn rất tốt. Chúng tôi đã được đi vào trong và chiêm ngưỡng những vết tích của cuộc sống của Hà và những người dân trong thời kỳ chiến tranh.

Đây là một câu chuyện rất đặc biệt và không có trên mạng. Nó đã cho chúng tôi thấy được lòng dũng cảm và tình yêu quê hương của những người dân trong thời kỳ khó khăn. Chúng tôi đã học được rất nhiều từ câu chuyện này và mang theo những kỷ niệm đáng nhớ về một ngôi làng và một nhân vật đáng ngưỡng mộ.
0
0
Lê Cẩm Trúc
08/10/2023 19:10:58
+5đ tặng

Trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều tấm gương sáng. Trong số đó người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là vị anh hùng Lý Thường Kiệt. Khi quân Tống sang xâm lược nước ta ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc và giành thắng lợi vẻ vang. Đặc biệt trong lần Đại chiến quân Tống, ông đã là một bài thơ tứ tuyệt. Bài thơ đó đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

"Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách Trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"

Bài thơ đó đã làm cho quân giặc khiếp sợ và cuộc tiến công của ông đã giành thắng lợi. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất. Em rất tự hào và khâm phục Lý Thường Kiệt.

Kể về anh hùng chống ngoại xâm Lý Thường Kiệt - Mẫu 2

Một trong những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em yêu thích và ấn tượng nhất, chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng tài giỏi và dũng cảm ở thời nhà Lý. Lúc đó, quân Tống lăm le xâm lược nước ta để thỏa mãn những tham vọng xấu xa của chúng. Là tướng quân của quân đội ta, Lý Thường Kiệt đã suy nghĩ, tìm cách chống lại kẻ thù. Cuối cùng, ông quyết định tấn công quân Tống trước, khiến chúng chẳng kịp trở tay. Vậy là, Lý Thường Kiệt đã dẫn đầu đại quân, tấn công vào kẻ địch ở biên giới, và còn tấn công cả hai châu của nhà Tống. Những trận đánh đó đã thành công vang dội, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. Đồng thời ghi danh Lý Thường Kiệt vào trang sử hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ngô Lê Uyên Trang
21/10/2023 20:29:59

______Mong được góp ý ạ______

"Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi về cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng... "

          (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên)

Với hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu là đau thương mất mát trước gió ngựa xâm lăng của kẻ thù. Và truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng dân tộc cũng được tạo nên từ đó. Tết Quý Mão vừa rồi, tôi cùng gia đình đã có dịp tham gia lễ hội Đống Đa- Tây Sơn. Đây là lễ hội để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung- Nguyễn Huệ đã dũng cảm đẩy lùi hai mươi chín vạn quân Mãn Thanh xâm lược, giành lại đất nước.

Lời tuyên thệ hùng hồn:"Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" của ông đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi,  khiến tôi rất háo hức mong chờ chuyến đi này.

Trong ngày diễn ra Lễ hội Đống Đa- Tây Sơn, khu vực chánh điện được treo cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang cả một vùng khiến cho không khí buổi lễ thêm phần long trọng, trang nghiêm. Bầu không khí lúc bấy giờ khiến cho bất kỳ ai có dịp ghé đến đều mang cảm xúc tự hào xen lẫn xúc động như được sống lại những tháng ngày hào hùng, oanh liệt của cha ông ngày trước. Sau phần lễ chính là phần hội, đây cũng là phần được mọi người mong đợi bậc nhất trong ngày diễn ra Lễ hội Tây Sơn- Đống Đa. Trong phần hội, người dân sẽ tổ chức các màn múa nhạc võ Tây Sơn hoành tráng với sự góp mặt của các võ sư, võ sĩ, nghệ thuật nổi tiếng của đất Bình Định. Sau một hồi lâu chờ đợi, phần mà tôi mong đợi nhất cũng đã đến, đó là diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại phá quân Thanh.

Theo lời của người dẫn truyện, Lê Chiêu Thống vốn là một tên vua ươn hèn, do lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên hắn cầu cứu nhà Thanh, mở đường cho quân Thanh xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Văn Tuyết vào Nam cấp báo cho Bắc Bình Vương, Lê Chiêu Thống thì nhận sắc phong của vua Thanh là Nam Quốc Vương, còn Sở và Lân thì rút lui về Tam Điệp. Điều này có nghĩa là nước ta mất hết đất từ cửa ải phía Bắc vào đến Thăng Long, đây quả là một biến cố lớn. Trước sự việc đó, Nguyễn Huệ dự định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh cứu nguy cho đất nước. Mấy hôm trước khi xuất quân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung vào tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Nguyễn Huệ lên ngôi rất uy nghi đường bệ, nghi lễ vô cùng trang nghiêm. Đây là một con người có dung mạo vô cùng đặc biệt. Tới đây, tôi đã có thể hình dung rõ về dung mạo của ông, ông là người tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nên không một ai dám nhìn vào mắt Nguyễn Huệ. Ta có thể thấy ở vị vua này toát lên vẻ mặt cương nghị, oai phong, lẫm liệt. Vua Quang Trung sai lính là Hám Hổ Hầu tuyển quân ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chẳng mấy chốc đã được một vạn quân tinh nhuệ. Sau đó, vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trại, những hàng quân thẳng tắp, gươm giáo nhất loạt bên mình, lá cờ tung bay phấp phới đã khí thế sẵn sàng luôn chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ đất nước. Trước khi xuất quân, vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh ra doanh trại an ủi quân lính bằng phủ dụ của mình. Giọng nói của ông sang sảng giữa bốn bề núi rừng thanh vắng, đầy hào khí, tuyên bố với ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết chiến quyết thắng của đội quân chính nghĩa. Lời vua Quang Trung nói vừa như ân cần khuyên bảo, vừa như răn dạy khiến cho quân sĩ rất cảm phục. Vì vậy họ đồng thanh mà nói vâng lệnh, không dám hai lòng. Ngay hôm sau, Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các hàng quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Đến núi Tam Điệp, ông gặp Sở và Lân. Vua Quang Trung phân tích rõ công tội của họ. Không những không chém mà còn tha tội chết cho họ. Quang Trung đã thể hiện sự am hiểu, lòng vị tha độ lượng và quân lệnh nghiêm minh, quân thua chém tướng khiến cho mọi người nhất là Sở và Lân đều vô cùng cảm động và biết ơn ông. Ngoài ra, ông còn nói rõ sẽ cho quân sĩ hiểu rằng quân Thanh là đội quân lớn mạnh gấp mười lần đội quân mình, nếu chúng thua trận này ắt thấy thẹn mà báo thù như vậy việc binh đao không bao giờ dứt, lúc đó dân chúng sẽ lâm vào cảnh lầm than. Điều này đã thể hiện rõ vua Quang Trung còn rất biết lo xa, lo lắng cho vận mệnh dân chúng. Đêm 30 tháng chạp, ông cho mở tiệc khao bữa tiệc Tết trước khi ra trận tuy làm không to, không khí không có tiếng đàn, ca hát nhưng quân sĩ ai ai cũng thấy lòng phơi phới niềm vui và niềm tin quyết thắng vào trận chiến hôm sau. Vào đêm 30 Tết lập tức lên đường ra Bắc. Để giữ sức cho quân sĩ, ông liền nghĩ ra cách lấy cáng làm võng cứ hai người khiêng một người nằm ngủ luân phiên nhau đi suốt, đêm ngày, mau chóng tiến thẳng ra Bắc. Khi quân sĩ của vua Quang Trung ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước lúc đến sân Thanh Quyết, quân Thanh ở đó trông thấy cũng chạy nốt. Vua Qung Trung liền thúc quân đuổi theo, đến huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào về báo tin. Lại nói Quang Trung đi rất nhiều ngày đêm, quần áo sộc sệch bám đầy bụi đường, da den sạm đi vì nắng và gió. Có lúc quân sĩ còn lên cơn sốt nửa đường do không quen với khí hậu phía Bắc và do cái lạnh căm căm của ngày Tết. Nhưng ông vẫn đủ minh mẫn để chỉ huy cả đội quân tiến đánh. Việc tấn công của quân ta là hoàn toàn bí mật tiến về đồn Hà Hồi - Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), sau khi đi suốt ba đêm ba ngày, nghĩa quân đã tới làng Hà Hồi. Từ nửa đêm mồng ba tháng giêng vua Quang Trung lặng lẽ cho bao vây khắp làng, ông đã rất thông minh khi dùng kế nghi binh: bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc đó mới biết, ai nấy đều rụng rời xin hàng. Toàn bộ vũ khí và lương thực đều bị quân Nam lấy hết. Chính vì vậy nên việc hạ đồn Hà Hồi rất nhanh gọn. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép ba tấm làm một bức, lấy rơm đắp nước phủ quanh ngoài. Mờ sáng ngày mồng năm, đoàn quân đã tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng người nào, nhân có gió Bắc bọn chúng liền dùng ống phun lửa, khói lửa mù trời. Nhưng bỗng trời trở gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Sự việc đó lại càng chứng tỏ việc làm của nghĩa quân Quang Trung là rất chính nghĩa đến trời đất cũng ủng hộ. Quân Thanh chống không nổi. Bỏ chạy tán loạn giẫm đạp, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân ta thừa thắng xông lên chém giết quân giặc, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi vào thành. Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ăn mừng, hôm ấy là ngày mồng 5 tháng giêng. Như vậy dự đoán của Quang Trung quả không sai. Quân sĩ hết sức vui mừng cho chiến thắng oanh liệt này. Qua đây ta càng cảm thấy khâm phục trước chiến công thần tốc của vua Quang Trung. Nó mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Tuy Đại Việt chỉ là một nước nhỏ nhưng dân tộc ta lại có một sức mạnh vô cùng ghê gớm, sức mạnh này có thể đánh bại bất kỳ một nước lớn nào dám sang xâm lược.

Đến nay, đất nước ta đã trải qua rất nhiều biến động, với sự xuất hiện của rất nhiều những bậc anh tài. Nhưng hình tượng về người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ vẫn mãi là một ngôi sao sáng chói trong những trang sử hào hùng ấy của dân tộc. Có lẽ vì vậy mà lễ hội Đống Đa- Tây Sơn trở thành một lễ hội truyền thống lớn ở Bình Định, thu hút nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp nhân dân và du khách đến tham dự.

Ngô Lê Uyên Trang
Chấm điểm giúp mình với ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo