Tuổi thơ ai cũng từng được nghe bà, mẹ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, và “Tấm Cám” là câu chuyện mà tôi yêu thích nhất. Truyện kể về cô Tấm hiền dịu, nết na nhưng số phận bất hạnh, mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ lẽ, rồi cũng qua đời, Tấm phải ở với mẹ con Cám. Nàng chăm chỉ nhưng vẫn luôn bị mẹ con Cám mắng chửi, tìm cách hãm hại. Ngày mở hội, mẹ con Cám xúng xính váy hoa đi trẩy hội, Tấm xin đi nhưng lại bị gây khó dễ. Tủi thân, nàng khóc, bụt hiện lên giúp nàng hoàn thành công việc rồi giúp nàng có được xiêm y mới để đi trẩy hội. Lúc ngang qua cầu, nàng đánh rơi chiếc hài, vua sai quân lính vớt lên, đưa ra yêu cầu ai đi vừa sẽ chọn làm vợ. Sau đó, cuối cùng Tấm thứ vừa chiếc giày được vua cưới. Ngày giỗ cha, nàng về lại bị mẹ con Cám hại chết. Cám thấy nàng làm vợ vua sinh lòng ganh ghét. Sau nhiều lần chuyển kiếp rồi lại bị Cám giết, Tấm cũng trở về bên cạnh vua, mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng. Qua câu chuyện, người xưa quan niệm người ở hiền gặp lành, kẻ ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Câu chuyện đã răn dạy chúng ta không nên hại người, bởi người xấu không ai có kết cục tốt.
- Các trạng ngữ là: ngày mở hội, lúc ngang qua cầu, ngày giỗ cha