Ca huế trên sông Hương
Nhạc công: Cách biểu diễn, động tác, sản phẩm họ tạo ra như thế nào? Qua đó nhận xét gì về họ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn. Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã cung cấp những kiến thức bổ ích về ca Huế.
Mở đầu, tác giả đã giới thiệu về xứ Huế, vốn là cái nôi của những làn điệu dân ca. Các làn điệu dân ca, điệu lý ở Huế lần lượt được liệt kê: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả”. Ngoài ra còn có các điệu lý như: “lý con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam”. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra nét đặc trưng của từng làn điệu: “Bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt, các ngón đàn trau chuốt. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. Những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc phá phách điệu Nam không vui, không buồn…”. Chỉ với một đoạn văn ngắn, nhưng Hà Anh Minh đã làm rõ được rằng Huế là mảnh đất, là cái nôi sinh ra những làn điệu dân ca. Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm.
Tiếp đến, tác giả đã phân tích những nét đặc sắc của loại hình nghệ thuật ca Huế. Khung cảnh thiên nhiên trên sông Hương đầy mơ mộng và huyền ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng”. Chính trong không gian này, ca Huế được trình diễn mang lại một điều thật đặc biệt.
Từ khung cảnh thiên nhiên trên sông Hương, tác giả chuyển đến không gian trên thuyền: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Các ca công mặc áo dài, đội khăn xếp, khăn đóng. Các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác thương cảm, bi ai, vương vấn…”. Từng câu từng chữ đã vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh, một buổi biểu diễn ca Huế: “Bừng lên những âm thanh của đàn hoà tấu, du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế… các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả… Tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh”.
Ở những câu văn tiếp, tác giả lại giải nguồn gốc của ca Huế - được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa này đã đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục.
Đoạn cuối, tác giả đóng vai một người lữ khách đang ngồi trên thuyền để thưởng thức ca Huế, từ đó bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của bản thân.
Tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã góp phần giới thiệu về một loại hình nghệ thuật đặc sắc của mảnh đất cố đô Huế, là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |